07 ưu và nhược điểm của mô hình bếp mở trong kinh doanh nhà hàng

Khách hàng có mối quan tâm ngày càng tăng về những gì họ ăn và quá trình chuẩn bị những thực phẩm đó. Chính vì vậy không gian bếp mở đang được nhiều nhà hàng lựa chọn. Trong bài viết này, Hoteljob. vn sẽ thảo luận về những ưu và nhược điểm của bếp mở mà người làm kinh doanh cần quan tâm nếu muốn ứng dụng mô hình này cho nhà hàng của mình.

07 ưu và nhược điểm của mô hình bếp mở trong kinh doanh nhà hàng

Bếp mở là một giải pháp giúp nhà hàng bắt kịp xu hướng của con người và xã hội. Mô hình bếp mở nhà hàng khá thịnh hành ở các nước phương tây nhưng còn khá mới ở Việt Nam. 

Bếp mở nhà hàng là gì?

Bếp mở (Show Kitchen/ Open kitchen) là thiết kế nhà bếp nhà hàng theo không gian mở. Tức là thực khách sẽ thấy được mọi thứ trong bếp mở và theo dõi toàn bộ quy trình chế biến món ăn đến khi hoàn thiện và được phục vụ tại bàn.  Bếp mở cho phép khách hàng quan sát và tương tác trực tiếp với các đầu bếp, mang lại trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho khách hàng. 

Ưu và nhược điểm khi sử dụng bếp mở trong kinh doanh nhà hàng

Việc ứng dụng bếp mở trong kinh doanh chắc chắn mang lại nhiều lợi thế trong việc thu hút khách hàng tuy nhiên nó cũng có nhiều mặt hạn chế khác. Vì vậy trước khi có ý định lựa chọn không gian bếp mở cho nhà hàng của mình, bạn cần xem xét thật kỹ..

Ưu điểm của nhà bếp mở

- Đầu bếp phô diễn được kỹ năng nấu ăn

Một nhà bếp mở giúp đầu bếp thể hiện kỹ năng nấu ăn của mình cho những thực khách thích xem nấu ăn. Tạo ra sự giao tiếp giữa khách hàng và đầu bếp, tăng cường niềm tin và sự tương tác giữa họ. Điều này khiến đầu bếp trở nên có trách nhiệm hơn, tự tin hơn khi thực hiện các kỹ năng nấu nướng của mình vì họ biết rằng họ được khách hàng đánh giá trực tiếp. 

Nhiều nhà hàng khai thác triệt tính năng giải trí thông qua việc thể hiện các kỹ năng nấu nướng tuyệt vời của đầu bếp. Điều này giúp họ thu hút những khách hàng yêu thích nấu ăn.

Xem thêm: 13 Nguyên tắc làm việc chuẩn đầu bếp chuyên nghiệp 

- Phát triển lòng tin của khách hàng

Động cơ chính mà các nhà hàng dùng không gian bếp mở chính là để có được sự tin tưởng của thực khách. Bếp mở  cho phép khách hàng nhìn thấy chất lượng của các nguyên liệu thực phẩm được sử dụng cũng như quy trình mà đầu bếp tạo nên món ăn. Bên cạnh khẩu vị thì đây chính là yếu tố quan trọng giúp khách hàng quay trở lại vào lần sau, cũng như tăng khả năng giới thiệu nhà hàng cho bạn bè và gia đình của họ.

- Nấu ăn trực tiếp kích thích các giác quan

Rất nhiều thực khách cho biết rằng họ thật sự bị kích thích, gia tăng sự thèm ăn khi ngửi mùi đồ ăn hay nghe, nhìn những âm thanh trực tiếp khi đầu bếp chế biến món ăn. Từ đó giúp việc thưởng thức món ăn được tốt hơn, đặc biệt giúp khách hàng kiên nhẫn đối với những món ăn mất thời gian phục vụ lâu.

- Giảm chi phí

Thông thường một nhà bếp riêng biệt và khép kín đòi hỏi nhiều không gian hơn, cùng các chi phí chiếu sáng và bảo trì khác. Trong khi đó, nhà bếp mở tương đối nhỏ hơn vì khách hàng cần phải đủ gần nhà bếp để tận hưởng trải nghiệm. Việc tận dụng ánh sáng của nhà hàng hay dùng chung các thiết bị sưởi ấm, làm mát giúp nhà hàng giảm được những chi phí hằng ngày so với một khu nhà bếp riêng biệt khép kín.

07 ưu và nhược điểm của mô hình bếp mở trong kinh doanh nhà hàng


Nhược điểm của nhà bếp mở

- Một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến nhà hàng gặp vấn đề

Trong môi trường bếp mở, nhân viên nhà bếp phải hết sức cẩn thận để tránh sai lầm vì thực khách đang trực tiếp theo dõi mọi thứ diễn ra. Như vậy, các đầu bếp, phụ bếp,  phục vụ phải chú ý trong mọi cử chỉ, hành động, lời nói. Bởi một sai lầm xảy ra, không chỉ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng ngay lúc đó mà còn có thể làm tổn hại đến danh tiếng của nhà hàng.

- Thiếu không gian bếp

Mặc dù một nhà bếp mở sẽ chiếm không gian ít hơn, tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với số lượng tủ, kệ lưu trữ, ổ cắm điện ít hơn. Điều này khiến việc vận hành và tổ chức nhà bếp gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, khi không gian hoạt động ít hơn, khả năng nhà bếp trở nên lộn xộn trong giờ cao điểm là rất cao. Vì vậy trước khi quyết định ứng dụng không gian mở trong nhà hàng của mình bạn cần xác định rõ nhược điểm này.

- Ảnh hưởng đến trải nghiệm của một số khách hàng

Hầu hết các thực khách rất thích việc trải nghiệm nấu nướng trực tiếp, tuy nhiên không ít người gặp ảnh hưởng bởi hương vị, âm thanh quá mạnh mẽ trong quá trình chế biến món ăn.

Chẳng hạn như một số người bị dị ứng với các loại thực phẩm cụ thể và mùi của chúng có thể gây khó chịu cho họ. một khu vực bếp mở sẽ không tránh khỏi việc có quá nhiều âm thanh:  tiếng chiên xào, nước chảy, máy pha cà phê, âm nhạc và thực khách trò chuyện với nhau, …. Những âm thanh đó có thể khó chấp nhận ở một bộ phận thực khách, hoặc nó còn ảnh hưởng đến sự tập trung của chính đầu bếp.

Các nhà hàng khác nhau phục vụ cho các loại khách hàng khác nhau. Do đó, điều quan trọng là mỗi chủ nhà hàng phải hiểu khách hàng của họ trước khi đưa ra quyết định sử dụng một nhà bếp kín hoặc mở.

Qua đây, có thể dễ dàng nhận thấy bếp mở thực sự là mô hình nhà bếp mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng, giúp tăng độ tương tác giữa đầu bếp và khách hàng. Những điều này đều mang lại lợi ích cho công việc kinh doanh của nhà hàng. tuy nhiên, bếp mở cũng được ví như “ 1 con dao 2 lưỡi” bởi những hạn chế mà nó mang lại. Vì vậy việc ứng dụng mô hình bếp mở trong kinh doanh nhà hàng cần được tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng để phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế ít nhất những rủi ro.

Tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế bếp trong nhà hàng – khách sạn

Ms. Smile

Tags:
07 ưu và nhược điểm của mô hình bếp mở trong kinh doanh nhà hàng
4.9 (559 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN