MỤC LỤC
Mở quán café hay quán ăn, nhà hàng rất dễ, ai cũng làm được nhưng để thành công thì lại là một câu chuyện khác, rất khác nữa. Thay vì mở quán chỉ vì thích, muốn khởi nghiệp thử hay nhắm mắt đưa chân làm cho bằng bạn bằng bè, Start-up tương lai có thể giảm thiểu rủi ro nếu biết sớm 11 ngộ nhận nguy hiểm được chia sẻ sau đây!
Ai cũng có ước mơ làm chủ
Trên đời này, ai ai cũng nuôi hoài bão tự mình làm chủ công việc của mình. Bởi cảnh làm thuê cực lắm, phải 1 dạ 2 vâng người khác dù trong lòng đang khó chịu dâng trào. Người vì có điều kiện tài chính và các mối quan hệ hữu ích nên chọn khởi nghiệp ngay khi học xong hoặc đủ tuổi. Người bao năm đi làm cho người khác đã đủ mệt mỏi, tích góp được một khoản kha khá nên chọn nghỉ việc về mở quán làm chủ. Người đã chuẩn bị mọi thứ liên quan kỹ lưỡng, tự tin mở quán thành công nên bắt đầu khởi nghiệp…
Dù chuẩn bị thế nào, tự tin đến đâu thì chuyện kinh doanh thành công hay không chưa ai biết trước được. Quán phải đi vào vận hành, trải qua thời gian và quá trình đón và phục vụ khách để biết những gì đầu nghĩ, tay áp dụng có phù hợp với thực tế hay không. Rất nhiều người, sau khi mở quán mới nhận ra bản thân còn thiếu sót chỗ này, chưa kỹ lưỡng chỗ kia, không linh động việc này, chẳng cầu thị việc kia… Kết quả, quán ngày nào cũng mở cửa nhưng khách thì bữa có bữa không, có ngày vắng hoe không 1 order để phục vụ. Khi đó, nếu không thay đổi hay biết cách thay đổi, viễn cảnh đóng cửa, ngừng kinh doanh chắc sẽ đến sớm thôi.
Những ngộ nhận nguy hiểm trước khi mở quán kinh doanh
Anh B.T, người từng thất bại rồi thành công với chuyện mở quán chia sẻ đến các Start-up có ý định khởi nghiệp kinh doanh quán café, quán ăn hay nhà hàng 11 ngộ nhận điển hình nhất mà bản thân đã kịp chấp nhận và chấn chỉnh để mở quán bán được và bán có lời:
Từ những trải nghiệm thực tế để ngộ ra những lầm tưởng nguy hiểm của chuyện mở quán, nhiều người còn chia sẻ thêm: “Làm quán café hay mở quán kinh doanh dịch vụ gì cũng chua lắm. Thứ nhất, chủ thì phải biết việc, thức sớm ngủ trễ và ở quán nhiều nhất có thể. Thứ 2, quán phải sạch sẽ và thoáng mát. Thứ 3, phục vụ phải vui vẻ và thân thiện. Thứ 4, pha nước, làm đồ ăn phải vừa miệng của khách. Thứ 5, phải hiểu ý nhân viên nữa chứ, không hiểu là xác định tự nói rồi tự làm chứ mà để tụi nó bất mãn nghỉ hết lại cực trăm bề…”
Vậy phải làm gì để thôi kiếp làm thuê?
Nhiều người đọc đến 11 ngộ nhận trên sẽ bật ra câu hỏi: “Vậy phải làm gì để thôi kiếp làm thuê?” - “Không lẽ cứ mãi đi làm cho người khác trong khi mình có vốn, mặt bằng và nhiều thứ khác?”
Nếu muốn khởi nghiệp, không ai cấm. Bởi cách làm và vận hành, quản lý, điều phối của mỗi người là khác nhau. Kết quả thành công hay thất bại cũng vì thế mà khác nhau. Chỉ xin lưu ý làm sao để giảm thiểu rủi ro thua lỗ hay thất bại đến mức đóng quán, phá sản thì lại đau quá. Thế nên, trước khi tự làm, tự bơi, người khôn ngoan nên chọn tìm việc và đi làm tại những cơ sở kinh doanh tương tự đang ổn, để học thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế, quan sát cách người khác vận hành thế nào để duy trì hoạt động của quán, thu hút khách, giữ chân nhân viên giỏi và kinh doanh có lời. Thực tế, có rất nhiều người thất bại vì chủ quan rồi đó!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên