MỤC LỤC
“Quá trình làm việc” là phần quan trọng nhất, được nhà tuyển dụng (NTD) lưu tâm nhất trong CV của ứng viên. Vậy bạn nên viết gì tại phần “quá trình làm việc” trong CV để tạo ấn tượng cho NTD? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này!
Ảnh nguồn Internet
Mô tả kinh nghiệm làm việc là vô cùng quan trọng
Mô tả kinh nghiệm thu được từ các công việc đã làm, các công việc tình nguyện, các dự án, việc làm thêm và các kinh nghiệm liên quan khác là những điều cần viết tại phần “quá trình làm việc” trong CV của bạn. Hãy nhớ rằng, khi bạn mô tả quá trình làm việc, chính là bạn đang nắm giữ chìa khóa được tìm và được tuyển bởi các NTD.
Kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng quyết định bạn thành công hay thất bại trong việc tạo ấn tượng cho NTD. Đừng chỉ liệt kê lịch sử làm việc gồm tên vị trí công việc đã làm, tên công ty đã làm, nó sẽ không khiến bạn nổi bật hơn trong mắt NTD đâu. Hãy dành một “không gian” vừa đủ để trình bày “quá trình làm việc” của bạn một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ, chi tiết và ấn tượng.
Khi một thông báo công việc được đăng tải, có đến hàng trăm ứng viên canh tranh khốc liệt cho cùng một vị trí, một bản CV có mô tả “quá trình làm việc” chi tiết sẽ làm bạn khác biệt trong đám đông.
Tham khảo thêm: Làm sao để CV của bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Cách viết bản mô tả “quá trình làm việc”
Cần đảm bảo rằng bản mô tả “quá trình làm việc” của bạn là đúng thực tế, rõ ràng và mạch lạc. Phải chắc chắn rằng, sau khi đọc xong, NTD phải hiểu chính xác công việc trước đây mà bạn đã làm là gì, kỹ năng bạn có được sau công việc đó, điểm mạnh của bạn, cũng như thành tựu bạn đạt được,…
Ảnh tham khảo - nguồn Internet
Một bản mô tả “quá trình làm việc” đầy đủ thông tin, chi tiết và đạt hiệu quả cần thực hiện theo trình tự:
- Bắt đầu bằng thời gian làm việc, tên vị trí công việc, tên công ty, địa điểm và thời gian bạn làm việc tại đó. Lưu ý: trình bày theo thứ tự công việc từ gần với hiện tại nhất lùi về sau.
- Mô tả nhiệm vụ, yêu cầu, trách nhiệm công việc tại vị trí đó. Có thể sử dụng những động từ gây ấn tượng như “phát triển”, “tổ chức”, “quản lý”, “vượt qua”,...Đoạn này nên tập trung nhấn mạnh kỹ năng và thế mạnh bạn đạt được và tất nhiên phải chắc rằng nó sẽ giúp ích cho vị trí bạn đang ứng tuyển.
- Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, ở phần này bạn có thể mô tả những công việc thực tập, việc làm thêm, các chương trình từ thiện, các dự án khoa học tại trường,…từ đó rút ra những kỹ năng cho bản thân có liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển.
Một số lưu ý khác
- Tạo điểm nhấn để phong phú thêm cho phần “quá trình làm việc” của bạn như bôi đen và viết hoa toàn bộ phần “tên công ty”, “vị trí công việc”, lời khen/lời nhận xét (tốt) của banh lãnh đạo cũ, ban cố vấn học tập, ông/bà chủ tại nơi làm thêm,…
- Nghiên cứu từ khóa cho mỗi công việc. Nếu cảm thấy không chắc chắn, bạn nên xem lại bản mô tả công việc và những kỹ năng cần và đủ, cũng như tham khảo thêm CV khác.
- Khi trình bày phần “thành tựu đạt được” bạn nên cung cấp con số cụ thể như doanh số hàng tháng tăng 40%, giám sát 1 đội gồm 7 thành viên, đã thiết kế được 12 trang mạng,…chính nó sẽ gây ấn tượng cực tốt cho NTD.
- 3 – 4 điểm thực sự nổi bật là giới hạn vừa đủ cho một phần mô tả “quá trình làm việc” chuẩn nhất. Bạn có thể viết thành đoạn văn hay tóm tắt bằng những gạch đầu dòng.
Các ứng viên quan tâm có thể Download Form CV xin việc tại đây hoặc Tạo hồ sơ CV online trên website Hoteljob.vn!
Xem thêm: Hướng dẫn viết một CV hoàn hảo
Xem thêm: CV xin việc và cách viết CV xin việc cho nhân viên khách sạn, nhà hàng
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên