Cách viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp nộp đâu trúng đó

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong các CV xin việc của ứng viên và đối với nghề bếp nhà hàng cũng không phải ngoại lệ. Để viết mục tiêu nghề bếp gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp

Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề bếp

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp bạn có thể chia thành 2 phần là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Trong mỗi phần cố gắng đưa ra những định hướng, kế hoạch nhằm phát triển bản thân và đóng góp những giá trị tích cực cho nghề đầu bếp cũng như công việc tại nhà hàng, khách sạn. Mặc dù là mục tiêu trong tương lai nhưng hãy cố gắng cụ thể hóa bằng những con số, để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng đó không chỉ là những nội dung chỉ để lấp đầy CV.

Đối với mục tiêu ngắn hạn bạn có thể trình bày những dự định của bản thân trong 2-3 năm tới, mong muốn trau dồi được những kỹ năng công việc nào? Học hỏi được gì từ môi trường nhà hàng?

Ở mục tiêu dài hạn bạn hãy khéo léo cho thấy sự liên kết giữa mục tiêu nghề nghiệp của mình với mục tiêu phát triển của nhà hàng, khách sạn. Đặt ra một vị trí cụ thể mà bạn muốn thăng tiến trong tương lai và đừng quên cho nhà tuyển dụng thấy mong muốn được gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Một lưu ý vô cùng quan trọng ở mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp đó là trình bày thật ngắn gọn, rõ ràng và súc tích trong 4 đến 5 dòng của CV. Như đã nói, mặc dù nó là mục tiêu tương lai nhưng đừng cố gắng phô trương, phóng đại. Những mục tiêu quá xa vời sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người viển vông,  thiếu thực tế.

Gợi ý chi tiết cách viết mục tiêu nghề bếp

Nghề bếp bao gồm  rất nhiều các vị trí như phụ bếp, đầu bếp chính, đầu bếp phụ, ca trưởng bếp, bếp trưởng,... Trong đó, mỗi vị trí lại cần có những mục tiêu khác nhau phù hợp với đặc trưng công việc. Dưới đây là gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp cho một số vị trí trong bếp bạn có thể tham khảo.

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí phụ bếp

Nhân viên phụ bếp đảm nhận công việc hỗ trợ bếp chính như đảm bảo nguyên vật liệu sẵn sàng, chuẩn bị món phụ, nấu món chính khi có yêu cầu,... . Phụ bếp đóng vai trò như một người học việc, chưa có đủ kinh nghiệm để đảm nhận vị trí bếp chính. Cũng vì vậy mà nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn đến những nội dung trong phần mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người nhiệt huyết với công việc, ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến để trở thành một bếp chính.

Ví dụ như:

“Mục tiêu ngắn hạn: Tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cố gắng học hỏi được những công thức mới, những kiến thức bổ ích trong quá trình làm việc để hoàn thiện bản thân, phục vụ tốt cho công việc kinh doanh của nhà hàng.

Mục tiêu dài hạn: Với những nỗ lực trong việc học hỏi, trau dồi kỹ năng nghề bếp tôi hy vọng rằng trong 4 hoặc 5 năm tới có thể phấn đấu lên vị trí bếp trưởng và tiếp tục cống hiến, đưa nhà hàng ngày càng phát triển”

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp

Mục tiêu nghề nghiệp vị trí đầu bếp chính

Bếp chính là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà hàng. Bếp chính chịu trách nhiệm chế biến các món ăn chính cho menu nhà hàng, món ăn có ngon hay không, có giữ được chân khách hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào vị trí này. Đối với mục tiêu nghề nghiệp ở vị trí này, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tâm huyết của mình với nghề, và mong muốn được phát triển ở môi trường chuyên nghiệp.

“Mục tiêu ngắn hạn: Tôi sẽ cố gắng bắt nhịp với văn hóa của căn bếp nhà hàng và không ngừng tiếp thu thêm kỹ thuật mới, trau chốt cho từng món ăn nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với nhà hàng.

Mục tiêu dài hạn: Hy vọng với những kinh nghiệm và kỹ năng đã trau dồi tôi hy vọng có thể thăng tiến lên vị trí bếp trường hoặc quản lý nhà hàng trong thời gian 5 năm tới.”

Viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí bếp trưởng

Bếp trưởng là một vị trí quan trọng hàng đầu trong căn bếp nhà hàng, ngoài chế biến món ăn thì họ còn chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề trong nhà bếp: từ quản lý nguyên vật liệu, lên thực đơn, chịu trách nhiệm chất lượng món ăn, đến quản lý nhân sự. Chính vì vậy khi tuyển dụng vị trí này nhà tuyển dụng sẽ khắt khe hơn rất nhiều. 

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp bếp trưởng hãy cho thấy những gì mà mình có thể đóng góp cho nhà hàng trong thời gian tới, cũng như những mong muốn để phát triển bản thân, gắn bó lâu dài với công ty.

“Mục tiêu ngắn hạn: Tôi hy vọng rằng sẽ sớm tiến độ công việc, đem những kiến thức, kỹ năng đã có cống hiến để đảm bảo mọi thứ trong căn bếp diễn ra đúng định hướng

Mục tiêu dài hạn: Với những kinh nghiệm đã tích lũy, hy vọng trong 5 năm tới tôi có thể phấn đấu lên vị trí cấp cao như quản lý nhà hàng hay một chuyên gia ẩm thực để có thể góp phần đưa thương hiệu của nhà hàng ngày càng phát triển hơn nữa.”

Trên đây là những thông tin và gợi ý về mục tiêu nghề nghiệp trong CV đầu bếp của mình. Hy vọng sẽ giúp ích cho ứng viên trên chặng đường tìm kiếm việc làm, gia tăng tỉ lệ trúng tuyển vào những vị trí công việc mà bạn mong muốn.  Ngoài ra, các ứng viên quan tâm có thể tìm kiếm những tin tuyển dụng đầu bếp uy tín tại đây!

Làm thế nào để nhanh thăng tiến trong nghề đầu bếp? 

Ms. Smile

 

Tags:
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp đầu bếp nộp đâu trúng đó
4.6 (556 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN