Thuế là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi bạn bước chân vào kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng. Trong bài viết này Hoteljob.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về các loại thuế phải nộp cũng như các khoản chi phí có thể khấu trừ khi tính thuế trong kinh doanh nhà hàng.
Các loại thuế trong kinh doanh nhà hàng
Người kinh doanh nhà hàng chịu trách nhiệm đóng một số khoản thuế để tuân thủ quy định pháp luật và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Trong đó có 3 loại thuế bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế môn bài (lệ phí môn bài)
Thuế môn bài là một loại thuế cố định mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải trả cho nhà nước với mục đích kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế tại một địa phương cụ thể. Thuế môn bài thường áp dụng cho các ngành nghề hoặc loại hình kinh doanh cụ thể và có mức thuế cố định không thay đổi dựa trên doanh thu hoặc lợi nhuận.
Thuế môn bài áp dụng cho các hoạt động kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất, dịch vụ gia đình, quán karaoke, và nhiều hoạt động kinh doanh khác.
Mức lệ phí (thuế) môn bài với hộ kinh doanh được quy định như sau:
- Nếu nhà hàng có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, lệ phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.
- Nhà hàng có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm phải nộp 500.000 đồng/năm.
- Nhà hàng có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm phải nộp 300.000 đồng/năm.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT) là một loại thuế tiêu thụ áp dụng trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và phân phối. Các doanh nghiệp và nhà sản xuất đóng góp vào VAT bằng cách tính toán thuế trên số tiền giá trị gia tăng mà họ thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Tùy vào từng loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà áp dụng các mức thuế giá trị gia tăng phù hợp như 0%, 5% và 10%. Ngoài ra các quy định về giảm thuế, miễn thuế GTGT sẽ được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật của nhà nước.
Đối với kinh doanh nhà hàng, hiện tại tỷ lệ % thuế GTGT quy định là 3%. Và được tính theo công thức:
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT * 3%
Ví dụ: Doanh thu của nhà hàng X mỗi tháng là 150 triệu đồng, sau khi đã trừ các chi phí mặt bằng, nhân công, thực phẩm, ... . Số doanh thu tính thuế của nhà hàng còn lại là 70 triệu đồng.
Vậy thuế GTGT nhà hàng bạn phải nộp là: 70.000.000*3% = 2.100.000 VNĐ
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Là một loại thuế áp dụng lên thu nhập cá nhân của công dân, người nước ngoài cư trú và các tổ chức cá nhân khác có thu nhập từ các nguồn trong và ngoài nước. Các nguồn thu nhập chịu thuế bao gồm tiền lương từ việc làm, thu nhập từ tự kinh doanh, thu nhập từ đầu tư, thu nhập từ cho thuê tài sản, và các khoản thu nhập khác.
Người dân có nghĩa vụ tự tính và nộp thuế thu nhập cá nhân hàng năm thông qua việc nộp tờ khai thuế theo quy định của cơ quan thuế địa phương. Cơ quan thuế sẽ xem xét tờ khai và xác định số tiền thuế phải nộp. Nếu có số tiền nợ thuế, cá nhân sẽ phải thanh toán số tiền này đến cơ quan thuế trước thời hạn quy định.
Đối với kinh doanh nhà hàng, Tỷ lệ % thuế TNCN quy định là 1.5%. Mức thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:
Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x 1.5%
Dựa theo ví dụ đã nêu ra ở phần thuế GTGT, nhà hàng A sẽ phải đóng mức thuế thu nhập cá nhân là: 70.000.000 * 1.5% = 1.050.000 VNĐ
Các khoản khấu trừ thuế mà nhà hàng cần quan tâm
Trong hoạt động kinh doanh việc theo dõi các khoản chi phí không chỉ giúp bạn vận hành và duy trì kinh doanh mà còn giúp bạn tối ưu hóa chi phí để có mức lợi nhuận lý tưởng duy trì hoạt động nhà hàng của mình.Một số khoản có thể khấu trừ thuế mà bạn cần quan tâm như:
- Chi phí nhân sự: Nhân viên là yếu tố không thể thiếu để nhà hàng có thể duy trì hoạt động một cách trơn tru nhất Và tất cả tiền lương cũng như các khoản chi phí khác cho nhân viên như phúc lợi dùng cơm trưa có thể được khấu trừ vào thuế thu nhập của nhà hàng,. Ngoài ra, bạn vẫn phải trả riêng thuế quỹ lương cho họ theo đúng biên chế đã thỏa thuận.
- Phí tiếp thị, quảng bá nhà hàng: Các hoạt động tiếp thị chiếm không ít ngân sách của nhà hàng và nó giúp cho chủ nhà hàng quảng bá, phát triển tên tuổi thương hiệu của mình.
- Thiết bị, dụng cụ: Đừng quên chi phí cho các vật dụng cần thiết như lò nướng, nồi chiên, bếp, máy rửa chén, tủ lạnh, hay ngay cả một đôi đũa, cùng tất cả các chi phí sửa chữa và bảo trì chúng khi tính toán mức khấu trừ thuế của mình.
- Chi phí thực phẩm: Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng nhà hàng mà khoản chi phí này có thể dao động từ 28% đến 40% trên tổng doanh thu. Thế nhưng dù là bao nhiêu đi nữa thì hẳn bạn vẫn sẽ muốn giảm loại chi phí này.
- Chi phí giấy tờ: Bao gồm tất cả các giấy phép kinh doanh mà nhà hàng cần để có thể hoạt động hợp pháp và được sự bảo hộ của nhà nước. Các vấn đề như nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, xin giấy phép xây dựng hay tư vấn pháp lý đều có thể khiến chi phí vận hành tăng lên, và những khoản chi trả này đều được phép khấu trừ vào thuế nhà hàng.
- Tiền bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm nhà hàng, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm nhân viên, bảo phương cơ sở vật chất, tất cả đều được khấu trừ vào thuế nhà hàng.
Các vấn đề về thuế nhà hàng sẽ rất phức tạp và mất thời gian kiểm soát nếu bạn không nắm rõ khoản phí này. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật cẩn thận về thuế để đảm bảo bạn làm đúng trách nhiệm của mình theo pháp luật và có thể tập trung hơn cho các khía cạnh khác trong phát triển nhà hàng.
Ms. Smile (Tổng hợp)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên