MỤC LỤC
Ngành nhà hàng - khách sạn vốn cạnh tranh cao, buộc bất kỳ hotelier cũng đều phải nắm bắt kịp xu hướng, thị trường để đưa ra cách làm việc, quản lý đội ngũ và thúc đẩy tổ chức đáp ứng tốt nhu cầu liên tục đổi mới của khách hàng. Trong đó, phương pháp đọc báo cáo STR thường được sử dụng để cập nhật tình hình thị trường khách sạn trên thế giới. Tuy nhiên, STR là gì? Vẫn còn nhiều hotelier xa lạ với khái niệm này. Vì thế, hãy cùng Hoteljob.vn đọc ngay qua bài viết dưới đây nhé.
STR là thuật ngữ chuyên ngành chỉ báo cáo thống kê đo lường hiệu suất làm việc của các khách sạn trên thế giới. Tìm hiểu khái niệm “STR là gì?” và cách đọc báo cáo này sẽ giúp nhân sự khách sạn từng bước nắm vững tình hình hoạt động của các khách sạn khác trên thị trường và đưa ra chiến lược quản lý, làm việc thông minh, nâng cao năng suất tốt nhất.
STR là gì?
STR là viết tắt của Smith Travel Research là báo cáo thước đo nhu cầu, công cụ tính toán đánh giá hiệu suất làm việc, doanh thu, số lượng khách hàng,... của một khách sạn với các đối thủ cùng ngành. STR tính toán lượng khách thực tế bằng cách dựa đo lường khoản tiền thu được từ khách lưu trú ở khách sạn qua nhiều hình thức thanh toán khác nhau.
Các khách sạn tham gia vào báo cáo STR sẽ cung cấp số liệu về hoạt động của khách sạn như:
- Khách sạn đã bán được bao nhiêu phòng?
- Giá phòng của khách sạn là bao nhiêu?
- Bao nhiêu phòng vẫn còn trống?
Sau đó, hệ thống STR sẽ tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập được từ các khách sạn để xây dựng thành báo cáo hoàn chỉnh, để đánh giá mức độ hiệu suất làm việc của họ so với nhóm đối thủ cạnh tranh.
Những yếu tố xác định nhóm đối thủ cạnh tranh của khách sạn bao gồm:
- Vị trí
- Cơ sở khách hàng
- Phân khúc thị trường
Mục đích của báo cáo STR là để biết khách sạn đánh giá thế nào về đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra phương pháp cải thiện chiến lược kinh doanh, gia tăng tỷ lệ sử dụng phòng và quản lý doanh thu của khách sạn. Đặc biệt, những khách sạn chi trả chi phí hàng tháng sẽ được nhận báo cáo chuyên sâu STR hàng tuần.
Những thông tin khách sạn cần cung cấp cho STR
Để nhận được báo cáo STR hàng tuần, các khách sạn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể như sau:
1. Doanh thu phòng
Những khách sạn phải báo cáo tất cả doanh thu từ việc thuê phòng của khách hàng như sau:
- Doanh thu thực tế
- Các phụ thu, phí dịch vụ phát sinh khác
- Doanh thu một ngày
- Các loại phòng đã được nâng cấp như phòng thân thiện với vật nuôi, phòng hút thuốc, phòng sân thượng, không gian nhìn ra biển,...
- Phí khởi hành muộn
- Cho thuê nôi/ giường gấp
Trong quá trình báo cáo doanh thu, khách sạn của bạn nên loại trừ những trường hợp như: Chi phí vật nuôi, tiền phạt hút thuốc, tiền thưởng, thuế, phụ thu, phí nghỉ dưỡng,...
2. Phòng đã bán
Những khách sạn tham gia phải cung cấp các số liệu liên quan khác như:
- Số phòng đã bán ra
- Số phòng được bán theo tỷ lệ nửa ngày hoặc 1 ngày
- Những phòng được khách đặt theo chương trình khuyến mãi
- Các phòng còn trống, dựa theo từng giai đoạn của khách sạn
3. Phân khúc khác nhau của khách hàng
Doanh thu khách hàng từ khách sạn sẽ được phân chia thành những phân khúc cụ thể như sau:
- Khách ngắn hạn: Bất kỳ khách hàng theo cá nhân hoặc nhóm mười người lưu trú trong khoảng tối đa 10 ngày tại khách sạn.
- Nhóm khách hàng: Nhóm 10 người trở lên đặt phòng du lịch ở một đêm nhất định, dựa theo tập đoàn, nhóm du lịch, hội nghị, chính phủ.
- Khách dài hạn: Khách hàng lưu trú theo dạng hợp đồng dài hạn từ 1 tháng trở lên như thực tập sinh doanh nghiệp, phi hành gia, y tá du lịch, đội cấp cứu,...
Cách lấy báo cáo STR cho khách sạn
Để nhận báo cáo STR, khách sạn phải điền vào đơn đăng ký, đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định của hệ thống: Tại đây.. Sau đó, mỗi tuần, khách sạn sẽ bắt đầu thanh toán tiền để được nhận các báo cáo chi tiết STR.
Chi phí báo cáo STR là khoảng bao nhiêu?
Báo cáo STR sẽ cung cấp các loại báo cáo khác nhau như sau:
- Khảo sát khách sạn miễn phí: Cung cấp dữ liệu hiệu suất thị trường cho khách sạn cần dữ liệu báo cáo. Nhưng tính năng miễn phí nên hạn chế về dữ liệu.
- Phân tích xu hướng: Cung cấp các báo cáo phân tích xu hướng tổng quan của thị trường khách sạn với mức chi phí khoảng 600 đô la/ tháng.
- Báo cáo hàng tuần được thanh toán tiền: Phân tích chuyên sâu mỗi tuần về hiệu suất cơ sở kinh doanh của khách sạn so với đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, STR không công bố mức giá của những kế hoạch báo cáo nên khách sạn phải liên tục cập nhật thông tin về bảng giá.
STR cung cấp dữ liệu gì?
Báo cáo STR cung cấp các dữ liệu về chỉ số hiệu suất chính (KPI) để khách sạn dễ dàng biết và điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu lợi nhuận phát triển tốt hơn.
- Occupancy Rates (Tỷ lệ full phòng)
Tỷ lệ full phòng của khách sạn tính bằng tỷ lệ phần trăm dựa vào số lượng phòng được đặt chia cho tổng số phòng trống. Trong báo cáo STR, nhân sự sẽ biết được tỷ lệ full phòng của khách sạn mình cao, thấp hay ngang bằng với những đối thủ cạnh tranh khác.
- Average Daily Rate (Tỷ lệ trung bình hàng ngày) (ADR)
Giá phòng hằng ngày trung bình là tổng doanh thu chia cho số phòng đã bán dẫn đến giá trung bình mỗi đêm. Đây là con số trung bình cho tất cả các loại phòng, bất kể tính năng của từng phòng.
- Revenue per Available Room (Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn) (RevPAR)
STR chia tổng doanh thu cho số phòng có sẵn - có phòng hoặc không có phòng.
- Year-Over-Year (So sánh hàng năm) (YOY)
Thông số này được hiển thị trên báo cáo STR theo thông số phần trăm thay đổi, so sánh giữa các năm hoạt động hiệu quả của khách sạn so với hoạt động của khách sạn bạn năm ngoái.
- Phân tích phân khúc
So sánh các phân khúc khách hàng lưu trú ngắn hạn, dài hạn hay nhóm và báo cáo chia nhỏ theo ngày, tháng, tuần.
- Phân tích doanh thu bổ sung
STR báo cáo về chi phí của thực phẩm và đồ uống: Chỉ số xếp hạng của khách sạn bạn so với những đối thủ cạnh tranh khác
Cách phân tích, đọc hiểu báo cáo STR chuẩn nhất
Hiểu STR là gì giúp chủ khách sạn xem xét lợi nhuận tạo ra trong một khoản thời gian. Vì thế, nhân sự cần học cách đọc báo cáo STR.
Trước tiên, nhân sự sẽ thấy xuất hiện trên báo cáo STR địa chỉ của từng nhóm/ gia đình/ số phòng được liệt kê.
Tiếp theo, STR sẽ Date requests (yêu cầu ngày tháng) đề cập đến ngày mà khách sạn đưa ra yêu cầu cho STR sẽ được phân loại theo ngày, tháng, năm và số lượng khách theo từng giai đoạn thời gian.
Tiếp theo là phần Occupancy (chiếm chỗ) đề cập đến số lượng khách hiện đang ở trong phòng khách sạn/ loại phòng được ghi trong báo cáo STR.
Hạng mục tiếp theo là Contracted Rate (Giá theo hợp đồng) - Số tiền được tính cho mỗi du khách khi lưu trú ở khách sạn mỗi đêm/ tuần/ tháng/ năm hoặc bất kỳ thời điểm nào khách hàng có thể thanh toán khi đến nơi.
Phần tiếp theo sẽ là tỷ lệ phòng đã có người ở trong khoảng thời gian thực tế cụ thể - thường là tuần hoặc tháng. Nếu tất cả các phòng này đã có người ở thì tỷ lệ này sẽ chiếm 100%.
Sau đó, hạng mục tiếp theo sẽ là Revenue Generating Rooms (Phòng tạo doanh thu) - Số phòng đã tạo ra doanh thu cho khách sạn.
Phần báo cáo cuối cùng sẽ là Direct Expenses (Chi phí trực tiếp) đề cập đến số tiền mà bạn phải chi trả cho tất cả nhóm khách hàng tại khách sạn.
Báo cáo STR sẽ không bao gồm các thanh toán hàng tháng như thanh toán thế chấp mua nhà hay xe hơi mà chỉ tập trung vào những chi phí khách sạn phải chi trả để luôn đầy khách. Có một số hệ thống sẽ thông báo cho chủ khách sạn số tiền thanh toán hàng tháng, nhưng thông thường sẽ được liệt kê riêng và không đưa vào STR.
Dưới đây là các mẹo phân tích, đọc hiểu báo cáo STR, nhân sự khách sạn nên lưu ý như sau:
- Dữ liệu khách sạn của bạn sẽ bị loại trừ khỏi những đối thủ cạnh tranh khác nên nhân sự sẽ dễ dàng so sánh từ các số liệu phân tích.
- Nếu nhân sự chỉ đọc trang báo cáo, hãy đặt ở trang 2 - xem nhanh hàng tháng - tổng quan nhanh về tất cả dữ liệu quan trọng nhất của tháng hiện tại gồm so sánh giữa khách sạn bạn với đối thủ khác.
- Dành thời gian để tìm hiểu cách tính các chỉ số của khách sạn.
- Chú ý nhiều hơn đến số liệu hàng tuần, tháng so với năm.
Đọc qua khái niệm “STR là gì?” và cách đọc báo cáo STR khách sạn cần lưu ý hẳn hotelier đã nắm vững thuật ngữ chuyên ngành này để đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh ngày càng tốt hơn trong tương lai.
Ms. Smile (Tổng hợp)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên