MỤC LỤC
Kinh doanh nhà hàng không phải là việc dễ dàng nhưng nó sẽ trở nên đơn giản nếu như chúng ta biết cách định hướng, chuẩn bị và quản lý một cách bài bản. Hoteljob.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm về những việc cần làm khi chuẩn bị mở nhà hàng để các bạn tham khảo.
Ảnh nguồn Internet
► Nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm
Đầu tiên, bạn phải xác định mình sẽ kinh doanh nhà hàng gì? Loại hình món gì là chính, xác định một số món chủ đạo để từ đó đầu tư nhà hàng và kinh doanh, vận hành nó đó theo đúng bản sắc, cá tính đó. Để xác định được điều này, cần dựa vào thế mạnh cốt lõi bạn có hoặc những điểm mạnh nơi bạn định mở nhà hàng.
Nghiên cứu thị trường là việc tìm hiểu thông tin về các nhà hàng đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực. Bạn phải xác định được hình thức kinh doanh, chất lượng phục vụ, giá cả, lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức của các đối thủ để để đưa ra những dự báo chiến lược và khả năng cạnh tranh của nhà hàng.
Tốt nhất là bạn hãy sử dụng phân tích SWOT (Streng/ Điểm mạnh - Weakess/ Điểm yếu - Oppotunity/ Cơ hội - Threat/ Nguy cơ)
Bạn cũng cần nghiên cứu các yếu tố khách quan (mưa bão, lũ lụt…), yếu tố chủ quan (thiếu nhân sự…) có thể tác động đến hoạt động của nhà hàng trong 12 tháng trong năm.
► Định hướng hoạt động kinh doanh
Có 2 yếu tố về định hướng hoạt động kinh doanh mà bạn cần phải định hướng rõ ràng, đó là quy mô kinh doanh và nhóm khách hàng mục tiêu. Việc xác định quy mô kinh doanh sẽ căn cứ trên khả năng đầu tư ban đầu và khả năng tái đầu tư trang thiết bị cho nhà hàng. Bạn phải xác định được nguồn khách mục tiêu của nhà hàng là nhóm đối tượng nào, để từ đó đưa ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Ví dụ như nhà hàng của bạn ở mức đẳng cấp, sang trọng 4-5 sao hoặc đối tượng dân văn phòng hay là bình dân...
► Lập phương án tổ chức hoạt động
Bạn sẽ phải hoạch định cho được những nội dung sau:
- Lập phương án kinh doanh khả thi trong ngắn hạn và dài hạn.
- Lập bảng dự trù nguồn khách và ngân sách hoạt động.
- Lập phương án marketing từng giai đoạn.
- Lập phương án cơ cấu tổ chức nhân sự.
- Lập phương án tuyển dụng và đào tạo nhân sự, đào tạo lại.
- Lập phương án quỹ lương và hình thức trả lương, thưởng.
- Lập phương án bổ sung phần mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý và điều hành và các nhà cung cấp.
► Phương án kinh doanh
Việc lên phương án kinh doanh là vô cùng quan trọng, bởi bạn sẽ cần phải các định được:
- Nhiệm vụ và mục tiêu ngắn và dài hạn.
- Phân tích điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức.
- Lập cơ cấu nguồn khách hàng mục tiêu cho từng giai đoạn.
- Định hướng khách hàng và tỉ lệ nguồn khách hàng.
- Chiến lược cạnh tranh.
- Cơ cấu menu và chính sách giá cả trong từng thời điểm (cao và thấp).
- Chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua chiến lược quảng cáo và các chương trình marketing.
- Quản lý doanh thu và chi phí.
Tìm hiểu thêm: Tỷ phú đầu tiên của Việt Nam khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng
► Ngân sách hoạt động
♦ Lập bảng ngân sách năm bao gồm:
- Tỉ lệ khách/bữa/ngày/tháng theo từng giai đoạn. Giá định xuất trung bình/người/bữa.
- Doanh thu/ngày/tháng/năm. Doanh thu trừ các nhà tài trợ.
- Tổng chi phí: chi phí hoạt động, chi phí gián tiếp, chi phí quản lý, chi phí không hoàn lại, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay ngân hàng.
♦ Lập bảng ngân sách hoạt động theo kế hoạch 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
♦ Bảng dự trù nguồn khách trong tương lai.
► Chiến lược marketing
Bạn cần xây dựng chiến lược marketing theo từng thời kỳ cụ thể, theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Chiến lược marketing phải đảm bảo việc định vị thương hiệu, nâng cao nguồn thu, duy trì hình ảnh, liên kết đối tác lâu dài thông qua các hợp đồng hợp tác khả thi, chất lượng phục vụ, giá cả cạnh tranh.
► Cơ cấu tổ chức nhân sự
Bạn cần phải đề ra được các quy chế, quy định và hướng dẫn thi hành về:
- Nội quy lao động
- Sổ tay nhân viên
- Quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển vị trí và sa thải.
- Quy định về khen thưởng, kỷ luật và quyền lợi nhân viên.
- Quy định về an ninh, bảo vệ.
- Hướng dẫn thi hành các quy định khác từ bộ phận quản lý.
► Tuyển dụng
Căn cứ theo tình hình thực tế và cơ cấu nhân sự phù hợp với quy mô nhà hàng, bạn sẽ phải lên danh sách các vị trí cần tuyển dụng, các yêu cầu chung và riêng cho từng vị trí. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lập ngân sách về các khoản chi phí cần thiết dành cho việc tuyển dụng nhân sự cho nhà hàng.
► Đào tạo
Việc đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong thời điểm đầu tiên và tiến hành từng phần nâng cao trong suốt quá trình vận hành nhà hàng nhằm nâng cao trình độ và đảm bảo nhân viên có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
► Điều hành và giám sát
Khi nhà hàng đã đi vào vận hành, bạn cần phải kiểm soát các khoản chi phí, đánh giá nhân sự hàng tháng dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh và theo dõi báo cáo tài chính hàng tháng để đưa ra những quyết định điều chỉnh chính xác để nhà hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Ai nắm cổ phần chuỗi nhà hàng lẩu nướng, bia tươi với doanh thu nghìn tỷ?
Ms.Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên