Những lầm tưởng về nghề Hướng dẫn viên du lịch

“- Làm Hướng dẫn viên du lịch là sướng nhất rồi, được đi đây đi đó, còn ăn ở miễn phí chả tốn đồng nào.

-  Cái nghề vừa làm vừa chơi chứ có gì mà cực với khổ.

-  Lương đã cao rồi còn tiền tip với đủ các nguồn thu khác , HDV du lịch không giàu thì ai giàu?

…”

Các bạn hướng dẫn viên du lịch (HDV DL) chắc không ít lần nhận được những lời nhận xét, những câu hỏi như trên từ những người thân, bạn bè xung quanh nhỉ?

Vẫn biết là nghề nào rồi cũng có những khó khăn, những góc khuất riêng mà chỉ những người theo nghề mới thấu hiểu hết, thế nhưng khi nghe được những lời như vậy chắc nhiều bạn HDV không khỏi suy ngẫm và cũng không biết nên trả lời như thế nào.

Cùng điểm qua một số suy nghĩ sai lầm của mọi người về nghề HDV DL hiện nay trong bài viết dưới đây.

nhung lam tuong ve hdv dl

Xem thêm: Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn cần biết

- Du lịch miễn phí, vừa làm vừa chơi

Trong mắt nhiều người HDV du lịch là những người được đi nhiều nơi, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, công việc thì nhẹ nhàng, làm thì ít mà chơi thì nhiều.

Trên thực tế, thường thì HDV sẽ phụ trách theo tuyến cố định. Ví dụ như bạn là HDV DL dẫn khách Việt Nam đến Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… thì lịch trình của bạn hầu như chỉ xoay quanh nước đó.

Các bạn HDV phụ trách khách nước ngoài tới Việt Nam (inbound) sẽ phụ trách theo từng cụm khu vực như miền Bắc, miền Trung, miền Tây hay theo những cung đường mà công ty sắp xếp. Có thể thấy với những phạm vi được quy định sẵn thì không phải HDV nào cũng có cơ hội được đi nhiều nơi, đến nhiều miền đất mới.

Hơn nữa HDV DL  là người dẫn đầu cho một đoàn, phải chăm sóc cho rất nhiều người, công việc thực sự vất vả nên sẽ không có thời gian thảnh thơi, vui chơi ngắm cảnh như nhiều người vẫn nghĩ.

- Làm HDV kiếm được nhiều tiền

Mức thu nhập của một HDV DL tùy theo nhiều yếu tố như: Quy mô công ty, mức giá của từng đoàn, hiệu suất công việc… ngoài ra còn từ các nguồn thu bên ngoài như các khoản tip của khách hàng, “hoa hồng” từ việc dẫn khách cho các địa điểm, nhà hàng…Điểm qua có thể sẽ thấy mức thu nhập của HDV DL không nhỏ. Tuy nhiên đi cùng mức thu nhập cao là những câu chuyện mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu.

Lương cứng của các HDV du lịch không quá cao  từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 - 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế. Để có thể bám trụ với nghề thì phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của chính các HDV.

Ở nước ngoài tiền tip được quy định rõ ràng, ví dụ Hàn Quốc 7$/1 ngày/1 người,  Thái Lan 3$/1 ngày/1 người, Singapore 5$/1 người/1 ngày... Ở Việt nam chưa có quy định về tiền tip, và văn hóa tip cũng chưa phổ biến, phần nhiều người Việt Nam xem tiền tip là khoản tiền cho tùy ý, nếu thích thì cho không thì thôi. Vì vậy các HDV DL không dễ để kiếm thêm thu nhập từ tiền tip nhất là với HDV DL nội địa.

Xem thêm: Tip là gì? Vén màn quy tắc tiền tip trong khách sạn - nhà hàng 

Tiền hoa hồng là khoản tiền các shop chi cho HDV khi dẫn khách đến sử dụng dịch vụ của mình. Ví dụ như các quán ăn, nhà hàng, các shop đồ mỹ nghệ, chụp hình, cho thuê trang phục hay các điểm bán vé, các show diễn… Hiện nay hình thức này khá phổ biến vì vừa đảm bảo lợi ích cho cả HDV và chủ shop. Tuy nhiên nhiều HDV cũng nên cẩn thận khi giới thiệu dịch vụ cho du khách. Chỉ nên lựa chọn những dịch vụ nào thật sự tốt, giá cả hợp lý và phù hợp nhu cầu du khách, tránh tình trạng vì hoa hồng mà làm mất uy tín của mình đối với khách.

- Chỉ cần đam mê

Không thể phủ nhận rằng để có thể bám trụ với nghề các bạn HDV cần có và duy trì đam mê, say mê với du lịch, trải nghiệm khám phá những vùng đất và đưa những điều thú vị đến với nhiều người. Tuy nhiên đó chưa phải là đủ, để trở thành một HDV DL cần rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt ,luôn luôn trau dồi, bổ sung kiến thức và những kỹ năng cần thiết.

  • Sức khỏe là điều tối cần thiết để bạn chạy đua với những lịch trình dày đặc, các hoạt động từ trên xe cho đến các điểm, chăm sóc cho rất nhiều thành viên trong đoàn và đặc biệt cần giữ cho mình tinh thần thép để giải quyết những vấn đề phát sinh, mang tới sự hài lòng cho du khách.

  • Không chỉ cần kiến thức chuyên môn, HDV còn phải trang bị cho mình kiến thức ở các mảng từ văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, lịch sử… của nhiều vùng khác nhau, đến việc tìm hiểu văn hóa, tâm lý của chính du khách mà mình chăm sóc. HDV sẽ như một cuốn bách khoa toàn thư, giải đáp mọi thắc mắc từ phía khách hàng.

những lầm tưởng về nghề hdv dl

Xem thêm: Hướng dẫn viên du lịch cần trang bị những kiến thức gì? 

- Nghề HDV Không phải chỉ toàn màu hồng

+ HDV du lịch đúng là nghề “làm dâu trăm họ” khi tiếp xúc và phải làm hài lòng tất cả mọi người. Luôn luôn mỉm cười ngay cả khi mệt,  thậm chí có nhiều du khách thiếu lịch sự, coi hướng dẫn viên như người sai vặt. 

+ HDV luôn giữ cho mình hình ảnh bên ngoài tốt nhất trước du khách nhưng thực ra đây là công việc ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc. Công việc nhiều áp lực, không có giờ giấc cụ thể, ăn uống không đúng giờ hay căng thẳng dẫn đến các bệnh về dạ dày, tiêu hóa, xương khớp.. Đi lại nhiều, mưa có nắng có khiến nhan sắc tàn phai theo thời gian, nhất là với các bạn nữ theo nghề.

+ Công việc tất bật, đi sớm về khuya, ngày lễ, ngày tết cũng ít có cơ hội nghỉ ngơi khiến cho HDV không có thời gian chăm sóc gia đình, người thân. Các mối quan hệ trong công việc dễ dẫn đến hiểu lầm gây nên lục đục trong đời sống hôn nhân. 

Hy vọng qua bài viết này, nhiều người sẽ có góc nhìn mới hơn về nghề HDV DL, một nghề rất tuyệt nhưng cũng đầy khó khăn, vất vả. Những bạn trẻ đang muốn thử sức với công việc này có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên Hoteljob.vn Tại đây!

Những tình huống hướng dẫn viên du lịch thường gặp 

Đoàn Trang

Tags:
Những lầm tưởng về nghề Hướng dẫn viên du lịch
4.9 (419 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN