Có những ứng viên mà nhà tuyển dụng ấn tượng ngay từ bước tiếp nhận hồ sơ, đọc CV nhưng ngược lại cũng có nhiều ứng viên khiến nhà tuyển dụng muốn loại ngay lập tức để không tốn thêm thời gian cho những người mà họ đánh giá là không thể trở thành một nhân lực tốt cho doanh nghiệp của mình.
Trả lời điện thoại lơ mơ, thiếu chuyên nghiệp.
Không phải tất cả các ứng viên đều được tham gia phỏng vấn. Để loại bớt những ứng viên không tiềm năng, nhiều doanh nghiệp chọn cách phỏng vấn sơ lược qua điện thoại trước khi quyết định có mời ứng viên này đến phỏng vấn hay không. Vì vậy gây ấn tượng khi tiếp nhận điện thoại từ doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển là điều vô cùng quan trọng.
Nhưng nhiều bạn vẫn mắc sai lầm ở bước tiếp cận đầu tiên. “ Công ty anh/chị là công ty gì ? ” hay “ Em nộp nhiều hồ sơ lắm nên không nhớ công ty nào cả”, “ anh/chị hỏi gì ạ ?”…là những câu hỏi không một nhà tuyển dụng nào muốn nghe. Với những ứng viên như vậy khả năng được doanh nghiệp gọi tham gia phỏng vấn trực tiếp là rất thấp.
Trước khi nộp hồ sơ bạn nên liệt kê ra tên các doanh nghiệp và thông tin cơ bản của các doanh nghiệp này. Cố gắng ghi nhớ nó, bởi bạn có thể nhận được các cuộc gọi phỏng vấn bất cứ lúc nào. Nếu bạn được thông báo trước qua email thì bạn càng cần chuẩn bị chu đó hơn. Cho dù bạn nộp hồ sơ cho rất nhiều công ty, cũng đừng tiết lộ điều đó cho người đang phỏng vấn bạn biết.
Nếu chưa rõ câu hỏi của họ vì một lý do nào đó bạn có thể khéo léo yêu cầu hỏi nhắc lại bằng các câu như “ Xin lỗi, anh/chị có thể nhắc lại câu hỏi được không ạ ?” …Sau đó trả lời câu hỏi chắc chắn, rõ ràng. Bạn cũng không nên quá lo lắng, run sợ để quên các ý chính cho câu trả lời của mình. Đừng quên cảm ơn khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Một điều nhỏ nhưng bạn cũng cần lưu ý đó là hãy để nhà tuyển dụng gác máy trước bạn.
Đến phỏng vấn muộn với vẻ ngoài xuề xòa.
Nhiều ứng viên đến phỏng vấn muộn, lại thập thò ở cửa khi nhà tuyển dụng đang phỏng vấn ứng viên khác. Điều này sẽ khiến những người xung quanh bực mình. Nếu lỡ đến muộn, hãy yên lặng chờ đến lượt được gọi hoặc chí ít chờ nhà tuyển dụng phỏng vấn xong ứng viên khác trước khi lên tiếng xin lỗi hay nộp hồ sơ.
Ngoài ra có nhiều bạn trẻ đến phỏng vấn với áo phông không cổ, dép lê và duy nhất chiếc điện thoại trên tay. Với ngoại hình thế này cho dù một doanh nghiệp có tư tưởng cởi mở và dễ tính thế nào cũng khó có thể đánh giá cao bạn, nếu không nói là muốn loại bạn ngay từ lúc đó. Tốt nhất bạn nên mặc đồ công sở, gọn gàng, sạch sẽ. Đây là điều tối thiểu thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người khác.
Ngoài ra cho dù nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn nên mang theo một bồ hồ sơ, giấy bút để ghi chép lại những điều cần thiết. Điện thoại hãy chuyển sang chế độ im lặng và cho vào túi trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.
Thái độ quá tự kiêu, coi thường người khác
Cho dù bạn giỏi đến đâu, bạn vẫn đang là một người ứng tuyển, xin việc làm. Vì vậy không nên quá tự kiêu trước mặt nhà tuyển dụng cũng như coi thường các ứng viên khác. Bởi nếu có thái độ này người quản lý có thể đánh giá bạn khó hợp tác được với các đồng nghiệp khác trong quá trình làm việc, khả năng làm việc nhóm thấp. Mà hợp tác với đồng nghiệp lại là điều cực kỳ quan trọng để chúng ta có thể hoàn thành tốt bất cứ vị trí công việc nào.
Hãy trả lời câu hỏi một cách tự tin, rõ ràng để thuyết phục nhà tuyển dụng tin vào năng lực của bạn. Những cùng cần có thái độ khiêm tốn và có tinh thần cầu thị. Bởi những người đang ngồi trước mặt bạn là những người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, đã phỏng vấn và làm việc nhiều ứng viên giỏi.
Nếu bạn muốn trở thành một ứng viên tiềm năng trong mắt các doanh nghiệp, hãy tuyệt đối tránh mắc phải những sai lầm đã nêu trên. Chúc các bạn có được những công việc như mong muốn và thành công trong tương lai !
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên