Rất nhiều người hiện đại cảm thấy mỗi ngày có 24 giờ đều không đủ để làm việc. Nhiều khi tinh thần của họ mệt mỏi như thể chất vậy. Điều này rất dễ gây ra các chứng bệnh như đau dạ dày, đau đầu, thậm chí dẫn đến chứng trầm cảm.
Bạn có đang mang trong mình những dấu hiệu đó? Bạn có thực sự cảm thấy cuộc sống quá lu bù và hối hả? Đó là dấu hiệu bạn đang bị quá tải trong công việc. Còn rất nhiều dấu hiệu khác bạn cần chú ý để tự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây
Không có thời gian nghỉ ngơi thực sự
Guồng làm việc của một người bắt đầu từ 8h sáng và kêt thúc lúc 5h chiều. Tuy nhiên, bạn thì kéo dài đến tận đêm khuya và thậm chí còn len vào cả giấc ngủ. Rất nhiều lần bạn phải bỏ cả giấc ngủ trưa để hoàn thiện tiếp công việc của mình. Đó chính là lý do bạn nhanh chóng kiệt sức mà còn hủy hoại tinh thần, sức khỏe của bạn, gây giảm hiệu quả trong công việc.
Lơ đãng, thiếu linh hoạt
Đôi khi vì bạn quá bận rộng với công việc, nên không còn thực sự để ý bản thân, và đương nhiên không thể nhận ra là mình quá tải nữa. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát được ngôn ngữ và hành động của bản thân. Đứng trước bất kì tình huống bất ngờ nào, bạn không biết cách giải quyết mặc dù trước đó bạn đã từng trải qua và làm rất tốt. Đây là dấu hiệu phổ biến khi công việc quá nặng nề và khiến bạn không còn hứng thú, linh hoạt trong cách xử lý mọi việc.
Uể oải, mệt mỏi, lờ đờ
Sự mệt mỏi về thể chất là điều dễ dàng nhận thấy ngay lập tức. Bạn có thể dễ dàng gặp vấn đề nếu như cơ thể không được nghỉ ngơi điều độ, thiếu ngủ, ăn uống thất thường. Việc lịch trình làm việc dày đặc với công việc liên miên có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng tâm lí mạnh, từ đó dẫn đến tình trạng kiệt sức về thể chất và tinh thần. Chắc chắn, bạn cũng chẳng còn hứng thú làm công việc gì nữa cả
Cáu giận vô cớ
Bạn bắt đầu trở nên đa sầu đa cảm, thậm chí không thể kiểm soát được thái độ của mình, ngày càng dễ nổi nóng với những người bạn, đồng nghiệp thân thiết. Những mối quan hệ của bạn cũng vì thế mà trở nên tồi tệ, khiến bạn càng lâm vào bế tắc. Điều này không chỉ khiến các mối quan hệ công sở trở nên khó khăn mà còn khiến bạn bị cô lập trong vỏ ốc của chính mình.
Dừng lại ngay để điều chỉnh những thói quen của mình trước khi bị công việc “nuốt chửng” và rất dễ dẫn đến trầm cảm. Các bạn nên giảm bớt khối lượng công việc và chia sẻ cùng với những người đồng nghiệp để họ cùng thực hiện với bạn. Đừng ngại lên tiếng với sếp khi công việc thực sự làm bạn chán nản và ngộp thở nhé!
Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt để hoàn thiện công việc của mình hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi trên chuyên mục tin chuyên ngành nhé!!!
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên