MỤC LỤC
Dù phục vụ cà phê tại quầy hay cà phê take away thì bên cạnh sự hỗ trợ của các dụng cụ, Barista muốn hoàn thành thức uống bắt buộc phải có đầy đủ nguyên liệu pha chế cần thiết theo công thức. Bạn đã biết những nguyên liệu pha chế Barista không thể thiếu là gì? Mua nguyên liệu này ở đâu? Tham khảo bài viết dưới đây của Hoteljob.vn nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời phù hợp.
Những nguyên liệu pha chế Barista không thể thiếu
- Cà phê
Barista là “danh xưng” chỉ nhân viên pha chế cà phê trong các quán café hay nhà hàng-khách sạn. Do đó, để thực hiện công việc pha chế, cà phê là nguyên liệu bắt buộc phải có. Thông thường, Barista sẽ thực hiện rang xay hạt cà phê tại chỗ để đảm bảo chất lượng cũng như minh chứng rằng đây là cà phê sạch, nguyên chất và không bị pha trộn. Cà phê càng chất lượng thì giá càng cao, thức uống cho ra càng đậm vị. Là một người pha chế chuyên nghiệp và có tâm, bạn nhất định phải lựa chọn thật kỹ những loại cà phê có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng, mang đầy đủ hương vị đặc trưng.
- Syrup
Syrup là nguyên liệu pha chế không thể thiếu trong các công thức cà phê take away bởi tính chất tiện lợi, nhanh chóng, giá thành phù hợp nhưng vẫn mang đến hương vị chuẩn đặc trưng theo tên gọi. Hầu hết các dòng syrup đều mang hương vị trái cây tươi, tinh dầu hay hương hoa như Maple syrup, Glucose syrup, Corn syrup…; ngoài ra, còn có một số dòng syrup đặc biệt khác như syrup rượu, caramel syrup… Một số thương hiệu syrup nổi tiếng có thể kể đến như Torani syrup, Monin syrup, Davinci Gourmet syrup… đáp ứng đa dạng nhu cầu tạo mùi cho thức uống của Barista.
- Sauce
Bên cạnh syrup tạo mùi thì các loại sauce (sốt) như sauce chocolate, sauce caramel được sử dụng trong các thức uống cần hương vị đậm đặc hoặc dùng trang trí. Một số loại thức uống như Macchiato, Latte, Iced blended hay các loại kem, bánh ngọt thường ưu tiên dùng sauce, không dùng syrup. Bởi đa phần các loại sauce không chỉ có hương, mà còn có vị.
- Sữa
Tùy theo công thức pha chế và yêu cầu đặc tính của từng loại (độ béo và độ ngọt) mà Barista sẽ lựa chọn sử dụng sữa béo hay sữa tươi. Sữa thường được các Barista dùng pha những ly cà phê sữa, sinh tố, trà sữa hoặc đánh bông để rót latte art, làm kem whipping cream xịt lên bề mặt các loại thức uống.
- Bột chocolate - bột matcha - bột cacao - bột quế
Các loại bột là nguyên liệu pha chế cho ra những ly thức uống đặc trưng tương ứng. Ngoài ra, chúng còn được dùng để rắc lên trên thức uống để trang trí hoặc tạo vị.
- Đường
Đường gói hay nước đường cũng là một trong những nguyên liệu pha chế giữ vai trò quan trọng trong công việc pha chế của Barista, mang đến cho thức uống vị ngọt sâu (của đường gói) hay ngọt thanh (của nước đường). Tùy vào công thức pha chế, yêu cầu của thực khách mà nhân viên pha chế sẽ sử dụng dạng đường thích hợp. Ngoài ra, một số loại cà phê như cà phê phin sẽ được phục vụ kèm theo túi đường que vô cùng tiện dụng.
- Đá
Sẽ thật thiếu sót nếu nguyên liệu pha chế Barista thiếu đá. Đá là nguyên liệu không thể thiếu cho các thức uống lạnh. Tùy theo từng loại thức uống mà yêu cầu sử dụng đá viên hay đá xay.
Mua nguyên liệu pha chế Barista ở đâu?
Để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất sứ và giá cả, bạn nên mua các loại nguyên liệu pha chế trên tại các địa điểm bán uy tín như siêu thị (Coop mart, Metro, Big C…), các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu pha chế hay các shop bán hàng online chuyên dụng về pha chế.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hoteljob.vn sẽ giúp các Barista mới vào nghề hay học viên vừa tốt nghiệp muốn tìm việc Barista xác định đúng-đủ các nguyên liệu pha chế Barista cần có, từ đó bước đầu hình dung công việc, công đoạn pha chế một ly cà phê sẽ diễn ra như thế nào với hàng loạt dụng cụ và nguyên liệu pha chế đặc trưng riêng.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên