Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm điều hành tất cả các công việc trong nhà hàng, từ quản lý tài chính, giải quyết những sự cố cho đến quản lý nhân sự. Trong bài viết này, Hoteljob.vn xin chia sẻ bản mô tả công việc đầy đủ của Quản lý nhà hàng để các bạn tham khảo.
Nhiệm cụ của Quản lý nhà hàng gồm những gì?
Trong ngành Khách sạn – Nhà hàng, Quản lý nhà hàng có thể làm việc cho một nhà hàng độc lập hoặc đảm nhận công tác quản lý cho một nhà hàng trực thuộc khách sạn. Mặc dù môi trường làm việc có khác nhau nhưng người Quản lý nhà hàng đều sẽ đảm nhận những công việc cụ thể sau đây:
► Bản mô tả công việc Quản lý nhà hàng
Nhiệm vụ chính |
Công việc cụ thể |
Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng
|
- Xây dựng hệ thống quy định, nội quy nhà hàng; bản mô tả công việc – hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng cho các vị trí công việc trong nhà hàng.
- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng món ăn – thức uống, quy trình phục vụ, vệ sinh… trong nhà hàng.
- Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ được ban hành.
- Giám sát quá trình thực hiện các quy trình, tổ chức cải tiến các quy trình để nâng cao hiệu quả hoạt động cho nhà hàng.
|
Điều hành – điều phối hoạt động kinh doanh |
- Định kỳ phối hợp với bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà hàng (tháng, quý, năm).
- Đại diện cho nhà hàng làm việc, giải quyết mối quan hệ với cơ quan nhà nước, các tổ chức ở địa phương liên quan đến nhà hàng.
- Triển khai, giám sát việc sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu cho nhà hàng.
- Phối hợp với bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch Marketing – Truyền thông cho nhà hàng và tổ chức thực hiện khi kế hoạch đã được duyệt.
- Đại diện cho nhà hàng ký kết hợp đồng với khách hàng sử dụng dịch vụ và phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức triển khai, giám sát tiến độ thực hiện.
- Giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của nhà hàng.
- Đại diện nhà hàng xử lý các sự cố phát sinh với khách hàng khi nhân viên cấp dưới không giải quyết được.
- Phối hợp bộ phận liên quan tổ chức triển khai việc thu thập thông tin đánh giá của khách hàng, tổng hợp kết quả để đưa ra những chính sách thay đổi phù hợp.
- Trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi khách hàng VIP, khách hàng thân thiết đến dùng bữa tại nhà hàng để thu thập các thông tin về chất lượng dịch vụ.
- Chủ động tìm kiếm nguồn khách tiềm năng cho nhà hàng.
Xem thêm: 14 “ĐIỂM CHẾT TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG”
|
Quản lý tài chính nhà hàng |
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt, đảm bảo các chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận.
- Theo thẩm quyền phân công, đại diện ký kết hợp đồng cung ứng với các nhà cung cấp cho nhà hàng.
- Hàng ngày nhận báo cáo thu - chi từ các bộ phận và theo dõi, giám sát các báo cáo đó.
- Định kỳ phối hợp bộ phận liên quan thực hiện việc thống kê, lập báo cáo tài chính cho nhà hàng và trình lên cấp trên.
|
Quản lý nhân sự |
- Xây dựng bộ máy nhân sự cho nhà hàng, đảm bảo đủ nhân lực thực hiện các yêu cầu được giao.
- Xây dựng chính sách nhân sự, thưởng - phạt áp dụng cho nhân sự nhà hàng.
- Tham gia trực tiếp vào quá trình phỏng vấn tuyển dụng, đàm phán lương các vị trí nhân viên trong nhà hàng.
- Tổ chức, giám sát việc đào tạo nhân viên mới – bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên tiềm năng, phân công công việc, đánh giá kết quả công việc theo định kỳ.
- Tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nội quy, chính sách nhân sự của nhà hàng.
- Đề xuất khen thưởng những nhân viên làm việc xuất sắc, đem lại kết quả kinh doanh tốt cho nhà hàng.
- Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nội bộ phát sinh trong nhà hàng.
|
Quản lý tài sản, hàng hóa |
- Thường xuyên theo dõi việc thu mua hàng hóa, đảm bảo định mức tồn kho tối thiểu cho nhà hàng, điều chỉnh định mức sử dụng cho phù hợp.
- Kiểm soát công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc, thiết bị trong nhà hàng và tổ chức sửa chữa khi có hư hỏng phát sinh.
- Chịu trách nhiệm về việc đổi mới, bổ sung các trang thiết bị, máy móc, nội thất, công cụ - dụng cụ… phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
|
Các công việc khác |
- Phối hợp với bếp trưởng lên thực đơn mới, thiết kế thực đơn theo chủ đề các dịp lễ trong năm để đáp ứng yêu cầu của thực khách.
- Đảm bảo các vấn đề về an ninh, an toàn trong nhà hàng.
- Theo dõi hoạt động kinh doanh của nhà hàng và đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Định kỳ, đột xuất tổ chức các cuộc họp với nhân viên nhà hàng để triển khai hoạt động kinh doanh hay giải quyết các vấn đề của nhà hàng.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Giám đốc, Ban quản lý Khách sạn – Nhà hàng khi được yêu cầu.
- Thực hiện các công việc khác khi có chỉ thị từ cấp trên.
|
Tìm hiểu thêm: MỨC LƯƠNG VỊ TRÍ QUẢN LÝ NHÀ HÀNG HIỆN NAY
Ms. Smile