MỤC LỤC
- Phải luôn coi khách hàng là thượng đế?
- Những thắc mắc từ thực khách khiến nhân viên phục vụ ngao ngán
- 1. “Này, đồ ăn của tôi nóng quá!”
- 2. “Món ăn này không có ghi giá trên thực đơn. Điều đó có nghĩa là nó được miễn phí đúng không?”
- 3. “Này, sao em không cười nhiều hơn!”
- 4. “Nhà hàng có khăn ăn không?”
- 5. “Tôi tốt nhất là nên đối xử tốt với nhân viên các người, nếu không chắc chắn đồ ăn của tôi sẽ không ngon hoặc bị nhổ nước bọt vào, đúng chứ?”
- 6. “Món ăn tôi muốn gọi không có trong thực đơn, nhưng tôi vẫn có thể yêu cầu nó, đúng không?”
- 7. “Tại sao bàn kia đến sau nhưng lại được phục vụ món ăn trước bàn của chúng tôi?”
- 8. “Tôi có thể xin thêm một ít nước chanh và đường nữa không?”
- 9. “Anh/ chị có thể xin số điện thoại của em chứ?”
“Khách hàng là thượng đế” và nhiệm vụ của nhân viên phục vụ là trả lời - giải đáp - đáp ứng gần như tất cả những yêu cầu của thực khách khi họ đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng. Tuy nhiên, nếu là một vị khách lịch sự và chuyên nghiệp, họ sẽ không yêu cầu hay thắc mắc có phần “ngớ nhẩn” bằng những câu hỏi như trong bài viết dưới đây.
Phải luôn coi khách hàng là thượng đế?
Đặc thù ngành dịch vụ yêu cầu nhân viên phải nỗ lực mang đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng; bao gồm cả giá trị về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, trả lời - giải đáp - đáp ứng gần như tất cả những yêu cầu chính đáng và khả thi từ thực khách là nhiệm vụ bắt buộc trong tiêu chuẩn công việc của một nhân viên.
Trong rất nhiều trường hợp, khi thực khách đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, bên cạnh nhu cầu được phục vụ ăn uống, họ rất hay có những yêu cầu hay thắc mắc có phần “ngớ ngẩn” hoặc vô căn cứ, bất khả thi; thậm chí tự cho mình cái quyền lớn tiếng dọa nạt, quát mắng, sỉ vả người phục vụ họ vì cho rằng mình không được tôn trọng, không được phục vụ nhiệt tình, chu đáo hay bằng bàn khách kia… Chính việc hiểu chưa đúng đắn về quan niệm “khách hàng là thượng đế”, “khách hàng luôn luôn đúng” đã vô tình “tiếp tay” cho một bộ phận khách hàng cá biệt, lợi dụng đặc thù công việc của ngành nghề này để thỏa mãn “cái tư riêng” của mình lên người khác. Nếu được, hãy từ chối phục vụ những vị khách khiếm nhã và bất lịch sự như thế! Bởi, tuy “khách hàng là thượng đế” nhưng không phải thượng đế nào cũng luôn đúng và đáng được phục vụ.
Những thắc mắc từ thực khách khiến nhân viên phục vụ ngao ngán
Những câu hỏi/ thắc mắc có phần “ngớ ngẩn” đến mức buồn cười từ thực khách dưới đây sẽ lý giải vì sao khi nghe, phần lớn nhân viên phục vụ đều ngao ngán và khó chịu (trong lòng), đến mức, nếu được, họ chẳng buồn phản ứng hay đáp trả lại.
1. “Này, đồ ăn của tôi nóng quá!”
Thay vì phàn nàn như thế, tại sao bạn (thực khách) không ngồi đợi một vài phút để đồ ăn nguội bớt và thưởng thức hoặc đơn giản, có thể bạn chưa biết nhưng món đó sẽ chỉ đạt độ ngon lý tưởng khi được thưởng thức nóng, bạn có thể vừa thổi vừa nhâm nhi cũng thú vị mà.
2. “Món ăn này không có ghi giá trên thực đơn. Điều đó có nghĩa là nó được miễn phí đúng không?”
Dù là lời bông đùa hay tư duy ngớ ngẩn, đây cũng là thắc mắc tệ nhất mà thực khách dùng hỏi bồi bàn khi đến nhà hàng.
3. “Này, sao em không cười nhiều hơn!”
Lý do có thể là họ chưa kịp nở nụ cười, họ quá mệt hoặc tệ nhất là bạn là vị khách khó chịu và họ đang phải rất kiên nhẫn để phục vụ bạn.
4. “Nhà hàng có khăn ăn không?”
Thắc mắc này dường như quá dư thừa vì nhà hàng nào cũng có khăn ăn
5. “Tôi tốt nhất là nên đối xử tốt với nhân viên các người, nếu không chắc chắn đồ ăn của tôi sẽ không ngon hoặc bị nhổ nước bọt vào, đúng chứ?”
Thắc mắc này chỉ thể hiện bạn là người “ấu trĩ” và thiếu niềm tin vào cuộc sống. Bởi theo các nhân viên nhà hàng, dù khách có tệ đến mấy thì họ cũng sẽ không bao giờ làm như vậy. Đó là đạo đức nghề nghiệp.
6. “Món ăn tôi muốn gọi không có trong thực đơn, nhưng tôi vẫn có thể yêu cầu nó, đúng không?”
Điều này e là không được. Vì nhà hàng hiện không có sẵn nguyên liệu để chế biến những món ăn ngoài danh bạ món ăn trong thực đơn, và người đầu bếp chắc chắc cũng sẽ không thích điều này một chút nào.
7. “Tại sao bàn kia đến sau nhưng lại được phục vụ món ăn trước bàn của chúng tôi?”
Lý do đơn giản có thể do họ đã đặt bàn trước hoặc món ăn mà họ gọi (salad chẳng hạn) được làm nhanh hơn món của bạn (sườn heo nướng).
8. “Tôi có thể xin thêm một ít nước chanh và đường nữa không?”
Được chứ. Nhưng bạn phải trả thêm tiền để được phục vụ thêm nếu yêu cầu đó không có trong danh mục đồ ăn/ thức uống miễn phí (nếu có) của nhà hàng
9. “Anh/ chị có thể xin số điện thoại của em chứ?”
Cũng được nhưng đó có thể là số không tồn tại hoặc số ngẫu nhiên. Để tránh tình trạng giằng co và mất thời gian khi phục vụ, nhiều bồi bàn vẫn thường đưa số điện thoại giả cho khách hàng khi được yêu cầu.
Là một nhân viên chuyên nghiệp và có tâm, bạn sẽ khó có thể nói lại khách hàng; cũng tuyệt đối không được “cãi tay đôi” với khách. Tuy nhiên, hãy khôn khéo trong cách hành xử, tôn trọng nghề và tôn trọng khách - mình, kiềm chế cảm xúc cá nhân, giãi bày với quản lý và đề nghị giúp đỡ nếu cần… Đừng hành động lỗ mãn và thiếu suy nghĩ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và khó xử lý!
Nếu bạn đang có những ấm ức trong lòng hay thắc mắc nhỏ to mà mãi chưa gỡ rối được – Tham gia nhóm Nghề Khách sạn - Tâm sự (Tại đây!) để cùng các anh, chị, em “tỉ tê” tâm sự chuyện nghề nhé!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên