Không ít nhân viên F&B mới vào nghề khoe “chiến tích” sau vài ngày làm việc là hình ảnh phần gót chân bị xước, bàn chân phồng rộp… Để tránh tình trạng này, Hoteljob.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những cách thức giúp nhân viên nhà hàng, quầy bar không bị đau chân khi đi giày làm việc lâu.
Nhân viên nhà hàng nên làm gì để không bị đau chân khi di chuyển nhiều?
► Nhân viên F&B di chuyển bao xa trong mỗi ca làm việc?
Nếu như lễ tân chủ yếu làm việc tại quầy thì nhân viên F&B thuộc team di chuyển nhiều nhất khách sạn. Từ bàn khách mang order xuống bếp, từ bếp bê các món ăn lên phục vụ thực khách - hết lượt này đến lượt khác. Rồi từ nhà hàng mang thức ăn lên phòng đáp ứng yêu cầu khách Room service… Cho nên, quãng đường di chuyển của nhân viên nhà hàng trong mỗi ca làm việc phải tính bằng cây số và nhờ ứng dụng thống kê.
Chính vì di chuyển nhiều như vậy nên nếu không biết áp dụng những cách thức phòng ngừa, nhân viên nhà hàng rất dễ bị đau chân sau mỗi ca làm việc.
► Những tips hữu ích giúp nhân viên F&B không đau chân khi đi giày làm việc
Từ “góc xin kinh nghiệm” của một thành viên Group Nghề khách sạn - Tâm sự, Ms. Smile đã nhặt ra một số tips hữu ích được nhân sự nghề “mách nước” lại.
Chị em team F&B nên mua giày đế cao khoảng 2 - 3 cm, da mềm và rộng hơn 1 size chân. Giày có đế cao một chút sẽ giúp nâng bàn chân, cảm giác đi lại nhẹ nhàng và dáng đi cũng đẹp hơn. Với giày đế bệt, khi di chuyển trọng lực sẽ dồn nhiều vào gót chân - làm nặng chân và dễ gây đau hơn. Bạn có thể mua 2 đôi giày của 2 hiệu khác nhau mang thử vài ngày để xem đôi nào êm và hợp với chân mình hơn.
Mua thêm miếng lót giày dán gót giúp không bị trầy gót chân
Hoặc dán băng cá nhân ở phần cổ chân tiếp xúc với giày
Mang vớ da vừa giúp thấm hút mồ hôi vừa giảm ma sát (lưu ý là dán băng cá nhân vào chân rồi mới mang vớ)
Và có 1 kinh nghiệm được nhiều dân nghề lão làng chia sẻ cho nhân viên nhà hàng cả nữ lẫn nam là dùng miếng băng vệ sinh hàng ngày dán lót vào giày để khi di chuyển êm chân hơn.
Với những bạn bị đau nhức phần cổ chân, nên mua 1 bình salonpas dạng lăn hoặc tuýp dạng gel và thoa vào cổ chân trước mỗi ca làm việc sẽ giúp giảm đau hơn.
Hy vọng những kinh nghiệm chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nhân viên nhà hàng - quầy bar không còn đau chân sau mỗi ca làm việc di chuyển hàng cây số. Khi không còn bận tâm về đôi chân thì bạn mới có đủ tỉnh táo phục vụ thực khách - bởi “vào ngành lâu rồi thì đau chân không là gì so với đau đầu vì Thượng đế”…
Theo Group Nghề khách sạn - Tâm sự
5 Tips bảo vệ đôi chân cho chị em nhân sự nghề khách sạn hay mang giày cao gót
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên