7 tiêu chí cơ bản giúp Barista phân biệt Arabica với Robusta

Có thể bạn không biết rằng, với tận hơn 120 loài cà phê được canh tác và thu hoạch trên toàn cầu thì chỉ có 2 loại được chọn và trở nên ưa chuộng trong tách cà phê của bạn mỗi ngày, đó là Arabica và Robusta. Tại sao lại như vậy? Hai loại cà phê này có gì đặc biệt? Phân biệt chúng ra sao?... Tất cả sẽ được Hoteljob.vn giải đáp qua bài viết sau đây.

các tiêu chí cơ bản giúp phân biệt arabica với robusta
Bạn có phân biệt được cà phê Arabica với Robusta?

Mức độ phổ biến và ưa chuộng của cà phê hiện nay

Không khó để bắt gặp hình ảnh những vị khách bước vào quán và order 1 tách cà phê. Đó có thể là espresso nguyên chất, capuchino, latte, frappuchino hay đơn giản và thuần Việt nhất là cà phê phin - từ những bác lớn tuổi cho đến các quý ông và ngay cả nữ giới. Nhiều người có sở thích nhâm nhi tách cà phê nóng hổi hay mát lạnh với hương thơm đặc trưng, không chỉ giúp tỉnh táo mà còn dễ khiến người thưởng hồi tưởng kỷ niệm. Thế mới thấy, uống cà phê không hẳn chỉ là sở thích, nó nhiều khi đã phát triển lên thành thói quen, văn hóa mà mỗi ngày, không ít người nhớ và dùng đến ít nhất là 1 ly.

Chính vì ngày càng trở nên phổ biến và luôn được ưa chuộng như thế mà các hàng quán, quầy pha cà phê liên tục xuất hiện hay được đầu tư máy móc hỗ trợ hiện đại - tạo điều kiện đa dạng việc làm nhân viên pha cà phê/Barista với môi trường làm việc năng động, mức lương và chế độ đãi ngộ tương xứng.

Sự khác biệt giữa hai loại cà phê Arabica và Robusta

Dưới đây là 7 tiêu chí cơ bản nhất cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa Arabica và Robusta, Barista cần nắm rõ:

Tiêu chí

Cà phê Arabica

Cà phê Robusta

#1. Hình dáng hạt

- Hạt hình bầu dục, hơi dài, rãnh sâu và có hình chữ S

- Hạt hơi tròn, không dài, nhỏ hơn Arabica, rãnh thẳng

#2. Địa lý

- Được trồng ở độ cao trên 800m tại nơi có khí hậu mát mẻ

- Nhiều nhất ở Brasil, chiếm đến 2/3 (tương ứng 70%) lượng cà phê hiện nay trên thế giới

- Được trồng ở độ cao dưới 900m ở khí hậu nhiệt đới nên có mặt ở nhiều nước hơn, chiếm 1/3 (tương ứng 30%) lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới

- Việt Nam chỉ trồng được loại này và đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu

#3. Thời gian quy hoạch

- 7 đến 9 tháng

- 9 đến 11 tháng

#4. Cách chế biến

- Quả được ngâm nước cho nở để lên men sau thu hoạch, sau đó được rửa sạch rồi sấy khô

- Được sấy trực tiếp mà không cần lên men

- Nhiệt độ rang cần đạt mức 230-2400C để tạo màu và tạo các chất thơm (aroma) nhưng không bằng Arabica

#5. Tính chất

(sau khi rang)

- Cứng hơn Robusta nên độ nở kém hơn

- Tính chất nguyên hạt của Robusta mềm hơn Arabica nhiều lần

- To hơn một ít so với ban đầu rang xay do nở nhiều hơn nên dễ vỡ hơn Arabica

#6. Vị

- Hơi chua nhưng sau đó chuyển từ chua sang đắng (hậu vị)

- Mùi vị dịu nhẹ, hương thơm nồng

- Cafein: 0,8-1,5%

- Nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt - Mùi vị mạnh

- Mùi cà phê Robusta khi chưa rang giống mùi đậu phộng tươi - sau rang chín sẽ thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy

- Cafein: 1,7-3,5%

#7. Màu sắc

(khi rang 2 loại cà phê với cùng nhiệt độ)

- Màu nhạt hơn Robusta

- Màu đậm hơn Arabica

 

các tiêu chí cơ bản giúp phân biệt arabica với robusta
Arabica và Robusta có khá nhiều điểm khác biệt để nhận biết

Arabica với Robusta: loại cà phê nào ngon hơn?

Chưa nói đến chất lượng, giá Arabica có thể cao hơn gấp đôi giá Robusta do điều kiện canh tác khó, năng suất cũng thấp hơn. Tuy nhiên, để đánh giá loại nào ngon hơn thì rất khó. Bởi nó tùy thuộc vào cảm quan và sở thích của mỗi người.

Bỏ qua những loại cà phê kém chất lượng, cà phê giả, thì mỗi loại Arabica hay Robusta đều mang những nét đặc trưng riêng để dễ phân biệt và nhận biết: Arabica chua nhưng thơm và có hậu vị đắng - Robusta đắng gắt; trong khi ly cà phê chuẩn vị để phục vụ những vị khách khó tính với nhiều yêu cầu khác nhau lại cần hội tụ đủ độ chua, đắng cùng hương thơm nồng nàn. Do đó, không ít Barista chuyên nghiệp đã thử mix chúng lại theo từng tỷ lệ hợp lý để đạt độ hài lòng cao hơn về hương thơm và mùi vị, cả màu sắc nữa. Chẳng hạn:

- Nếu muốn cafe thiên về vị đắng và thơm thì pha trộn Arabica và Robusta theo tỷ lệ tương ứng 30% : 70%

- Nếu muốn cafe thiên về vị chua thì pha trộn theo tỷ lệ ngược lại với 70% Arabica : 30% Robusta

- Nếu muốn cân bằng vị đắng và chua thì cứ pha trộn theo tỷ lệ 1 : 1

các tiêu chí cơ bản giúp phân biệt arabica với robusta
Mix Arabica và Robusta theo tỷ lệ thích hợp tương ứng sẽ cho ra những ly cà phê có màu - mùi - vị khá lạ

Việc nắm vững những nền tảng kiến thức cơ bản về cà phê giúp Barista tự tin hơn trong công việc, đồng thời pha chế đúng - đạt chuẩn để cho ra đời những ly cà phê thơm nồng, đậm vị phục vụ khách. Và nhận biết sự khác nhau để phân biệt 2 loại cà phê chính yếu nhất là Arabica với Robusta là bắt buộc.

Ms. Smile

(Thông tin tham khảo từ nguồn Group F&B Việt Nam)

7 tiêu chí cơ bản giúp Barista phân biệt Arabica với Robusta
4.2 (352 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN