MỤC LỤC
Rượu vang được xem là thức uống không thể thiếu trong những bữa tiệc sang trọng, đặc biệt là khi ăn kèm với những món Âu. Việc bảo quản từng chai rượu, cách cầm ly, rót rượu,… cũng cần tuân theo những quy tắc riêng. Hoteljob.vn xin chia sẻ những lưu ý về rượu vang mà nhân viên nhà hàng cần biết để trở thành những nhân viên phục vụ chuyên nghiệp.
1. Tên rượu vang
Có rất nhiều loại rượu vang trên thị trường, từ vang của các cường quốc rượu vang như Pháp, Ý đến các nước như Argentina, Chile, Úc... Làm cách nào để nhớ tên các loại rượu trên trong khi chúng có hàng trăm chủng loại. Nguyên tắc thực ra khá đơn giản để nhớ tên các loại rượu vang:
Tên rượu vang = Tên nhà sản xuất + tên loại nho + vùng sản xuất
2. Nguyên tắc cơ bản
Nhiệt độ uống tiêu chuẩn của vang trắng và vang hồng là từ 8 -12 độ C. Chính vì thế vang trắng và vang hồng bao giờ cũng phải ngâm lạnh rồi mới phục vụ, sau khi rót lại ngâm trở lại vào xô đá. Nhiệt độ uống tiêu chuẩn của vang đỏ là từ 16-18 độ C. Với thời tiết mùa hè Việt Nam, vang đỏ chỉ cần ngâm lạnh khoảng 5-10 phút trước khi phục vụ. Mùa đông có thể phục vụ vang đỏ trực tiếp mà không cần ngâm lạnh.
Ảnh nguồn Internet
- Không nên ngâm vang đỏ quá lạnh vì sẽ làm hỏng mùi hương của rượu.
- Không bao giờ phục vụ vang đỏ với các món salad trộn dầu dấm
- Riêng rượu đỏ nên mở trước khi uống từ 15-30 phút để các men dại thoát hết ra ngoài và rượu được tiếp xúc với không khí. Phản ứng hóa học giữa ôxy và rượu đỏ sẽ giúp mùi vị của rượu phát triển tốt hơn, đậm hơn, nhất là vị chát.
3. Loại ly sử dụng
Loại ly thích hợp nhất để uống rượu vang là loại ly bầu, có tay cầm và chân cao. Khác với ly champagne là loại cao, thon dài.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bản mô tả công việc nhân viên phục vụ nhà hàng
4. Cách sắp xếp ly
Có nhiều cách sắp xếp ly nhưng bao giờ cũng phải theo tiêu chí dễ phục vụ, dễ thu dọn. Quy luật thông thường là ly uống vang đỏ bao giờ cũng được đặt bên trái ly uống vang trắng. Nếu cả buổi tiệc chỉ dùng một loại vang thì ly rượu vang đặt bên phải ly uống nước. Không nên xếp quá 4 loại ly trên một bàn trừ một số trường hợp đặc biệt.
Loại ly thích hợp nhất để uống rượu vang là loại ly bầu, có tay cầm và chân cao, khác với ly champagne là loại cao, thon dài
5. Chuẩn bị dụng cụ
- Đồ khui rượu
- Xô ngâm rượu có chứa 2/3 đá cục và 1/3 nước lạnh dùng cho Vang trắng hoặc Vang sủi
- Khăn phục vụ
- Đĩa nhỏ
- Ly thích hợp
- Kiểm tra nhiệt độ rượu trước khi phục vụ
6. Giới thiệu rượu cho khách
Khi mang một chai rượu ra giới thiệu với khách, nhân viên luôn phải xoay tem chính của chai rượu về phía khách để cho khách xem. Giới thiệu về vùng sản xuất, nhà sản xuất, loại nho trồng rượu và năm sản xuất của chai rượu. Giới thiệu sơ qua về đặc điểm của chai rượu: mùi, vị, một vài điểm đặc biệt. Và xin phép khách mở rượu.
Lưu ý:
- Trong trường hợp khách đã chọn uống một loại rượu nào đó mà không cần nhân viên giới thiệu, nhân viên phục vụ sẽ mang chai rượu đến, xoay nhãn rượu chính cho khách xem và mở ngay trước mặt khách.
- Luôn luôn phải mở rượu trước mặt khách và sau khi rót ra ly, đặt chai rượu tại vị trí khách có thể nhìn thấy.
7. Mở nút chai
Mở nút thiếc: cắt một vòng bằng dao và gỡ nhẹ
Mở nút bần: sau khi mở nút đưa nút bần cho khách kiểm tra và để lại nút trên một đĩa con đặt trên bàn
Lấy khăn sạch lau kỹ cả phần bên trong và bên ngoài cổ chai rồi bắt đầu rót.
Cách mở rượu vang nhân viên ẩm thực/ bàn/ bar cần biết
8. Rót rượu
Khi bắt đầu rót rượu, ly đầu tiên là rót cho người chủ bàn tiệc hoặc người gọi rượu. Trong trường hợp không biết ai là người chủ bàn tiệc, nhân viên phục vụ phải hỏi xem ai sẽ là người thử rượu. Rót một ít rượu ra ly và mời khách thử. Sau khi khách thử và đồng ý, xin phép rót tiếp cho những người còn lại trong bàn tiệc theo thứ tự nữ trước, nam sau.
Mức rót rượu chuẩn: 1/3 ly nếu rượu đỏ và 1/2 ly nếu là vang trắng hoặc vang hồng. Khi rót rượu vào ly, miệng chai phải cách miệng ly. Không kê cổ chai lên miệng ly khi rót.
Ảnh nguồn Internet
Rót vang sủi tăm hoặc champagne phải rót 2 lần: Rót lần thứ nhất chờ bọt tan rồi mới rót lần thứ hai. Bất cứ loại vang nào cũng không rót cho đến cạn chai mà phải chừa lại một ít để đề phòng trong chai có cặn
9. Tiếp rượu
Nếu khách uống gần hết rượu trong ly thì nhân viên phải tự động rót thêm chứ không chờ khách gọi mới rót. Chỉ được ngừng phục vụ khi tiếp rượu mà khách yêu cầu thôi. Rót cho một khách thì cũng nên rót cho các khách còn lại trừ trường hợp khách từ chối.
Nếu khách uống sắp cạn ly nhưng rất lâu thấy khách không uống tiếp nữa thì phải hỏi khách xem khách có muốn rót thêm rượu không. Nếu khách gọi tiếp một chai rượu khác cùng loại thì không phải thay ly.
Nếu khách gọi một chai loại khác thì phải thay toàn bộ ly trên bàn cho khách. Tuyệt đối không rót hai loại rượu vang vào cùng một ly vì sẽ làm lẫn mùi vị của rượu.
10. Quy tắc thứ tự phục vụ rượu
- Vang nhẹ phục vụ trước vang nặng
- Vang trắng phục vụ trước vang đỏ
- Vang chua phục vụ trước vang ngọt
- Vang thường trước vang ngon
- Các loại champagne (vang sủi tăm) bao giờ cũng phục vụ vào đầu bữa tiệc. Còn vang ngọt bao giờ cũng phục vụ vào cuối bữa tiệc
- Không bao giờ phục vụ vào đầu bữa ăn các loại rượu vang có độ cồn cao
11. Cách bảo quản
- Khi bảo quản phải để chai rượu nằm ngang, để rượu tiếp xúc với nút chai (với loại chai nút gỗ sồi). Điều này sẽ giữ cho nút luôn ẩm ướt. Nếu nút bị khô, nó sẽ co lại và để không khí lọt vào trong chai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hương vị của rượu.
- Nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản rượu là khoảng 15-17 độ C, nên là nơi ẩm, tối, tránh ánh sáng mặt trời vì nó có thể khiến nhiệt độ ấm lên và tác động đến vị của rượu vang.
- Rượu nên dùng tốt nhất là 3-4 tiếng sau khi mở, nếu để lâu, khi rượu tác dụng với không khí, mùi vị sẽ không còn đạt chuẩn. Nếu ở nhà, thì tốt nhất, bạn nên uống hết chai rượu trong một vài lần đầu tiên bởi không có cách nào khắc phục. Còn ở các khách sạn, người ta sử dụng các loại nút cao su để tránh tối đa không khí hoặc dùng cách bơm khí nitơ để nén không cho không khí bay vào.
12. Lưu ý về cách cầm ly rượu
Rượu vang cũng như champagne phải có độ lạnh cần thiết, nên khi uống, bạn nên cầm ly ở phần đế hoặc chân, chỉ dùng ngón tay nâng nhẹ ly rượu. Tránh dùng bàn tay tiếp xúc với phần bầu rượu bởi nhiệt độ từ lòng bàn tay sẽ làm rượu ấm lên, ảnh hưởng lớn đến hương vị, khác hẳn khi uống rượu mạnh.
⇒ Bạn đang tìm việc làm nhà hàng - Truy cập ngay Hoteljob.vn
Xem thêm: Tiếng Anh cho nhân viên phục vụ nhà hàng – khách sạn
Hoteljob.vn tổng hợp
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên