Cư xử văn hóa của người Nhật từ lâu đã được hình thành từ trong giáo dục, thói quen và đã trở thành một phần trong con người nơi đây, điều đó được thể hiện rõ nét trong cách cư xử chuẩn mực hàng ngày.
Sự hiếu khách của người Nhật hay còn gọi “ Omotenashi “ là sự kết hợp giữ mong muốn hòa hợp và thói quen lịch sự, tránh mâu thuẫn. Đây là một phong cách sống Nhật Bản.
Thường ngay, người dân Nhật luôn đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người xung quanh. Tại Nhật, việc nói chuyện khi đang đeo khẩu trang được coi là bình thường. Hàng xóm thường tặng cho nhau các túi bột giặt trước khí bắt đầu xây nhà – ý nghĩa của hành động này đó là giúp bạn giữ sạch quần áo khi dính phải bụi bẩn từ công trình.
Ngoài đường, các khu vực công cộng, người cùng giới không được choàng vai bá cổ nhau. Và luôn tắt tiếng điện thoại khi ra ngoài. Luôn có ý tử giữ gìn môi trường chung, không cười đùa, noi to ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh. Những hành động như rung đùi, khạc nhổ luôn được coi là khiếm nhã, và bạn sẽ hiếm khi bắt gặp hình ảnh đó của người Nhật.
Đặc biệt, với người Nhật, luôn tuyệt đối đúng giờ. Việc không hẹn mà tới, hay đến trể được coi là kẻ đánh cắp thời gian của người khác.
Các nhân viên trong nhà hàng hay cửa hiệu sẽ luôn chào đón bạn bằng một cái cúi đầu và câu chào vui vẻ. Họ sẽ đặt một tay dưới tay bạn khi đưa lại tiền thừa để tránh không làm rơi bất cứ đồng xu nào. Và khi bạn rời cửa hàng, thì họ sẽ lại đứng ở cửa và cúi đầu chào cho đến khi bạn rời khỏi.
Không chỉ còn người mà ngay máy móc cũng rất Omotenashi: cửa taxi tự động mở khi khách bước lên xe, tháng máy sẽ xin lỗi nếu để bạn chờ lâu và khi vào nhà vệ sinh thì nắp bồn cầu sẽ bật lên. Hay đơn giản, khi có va chạm thì chưa biết ai đúng ai sai, nhưng người Nhật luôn xin lỗi trước và rồi mới nhẹ nhàng phân xử lịch thiệp. Với các cầu thang cuốn trong các tòa nhà, luôn có một bên để đứng, 1 bên để những người vội đi qua nhanh.
Trong văn hóa người Nhật, người càng xa cách với nhóm nào đó thì càng được đối xử lịch sự nhất là với người ngoại quốc. Không chỉ dừng lại việc cư xử lịch thiệp với khách, mà còn thấm nhuần trong cuộc sống ngày thường và ngay cả trẻ em cũng được dậy Omotenshi từ rất sớm.
Người Nhật có câu ngạn ngữ: “Sau khi ai đó làm điều gì tốt cho chúng ta, chúng ta nên làm điều tốt với người khác. Tuy nhiên, nếu ai đó làm điều xấu với chúng ta, chúng ta không nên làm thế với người khác”. Có lẽ đây là quan niệm khiến người Nhật luôn cư xử lịch sự mọi nơi mọi lúc.
Giáo sư Isao Kumakura cho biết, phần lớn các phép tắc của người Nhật đều bắt nguồn từ nghi lễ trang trọng trong võ thuật và tiệc trà.. Trên thực tế Omotenashi bắt nguồn từ tiệc trà. Chủ tiệc trà luôn có gắng hết sức để tạo không khí thư giãn cho khách, tỉ mỉ chọn kiểu chén, hoa và cách trang trí thích hợp nhất mà không mong được đáp lại điều gì. Các khách mời cũng luôn nhận thức nỗ lực của chủ nhà và đáp lại bằng thái độ tôn trọng. Cả chủ nhà lẫn khách luôn cố gắng tạo ra môi trường hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.
Tương tự, sự lịch sự và lòng trắc ẩn luôn được lấy làm giá trị cốt lõi của các Bushido - nguyên tác của các Samurai. Các nguyên tắc này đề cao tính kỷ luật, danh dự và đạo đức. Quy tắc dựa trên thiền của Bushido yêu cầu một người biết kiểm soát cảm xúc, tĩnh tâm và tôn trọng người khác, kể cả kẻ thù. Bushido trở thành nguyên tắc chung cho xã hội.
Điều tuyệt vời là khi tiếp xúc với nhiều người lịch sự như vậy, bạn sẽ thấy mình cư xử tốt hơn, hòa nhã và văn minh hơn, như nộp ví nhặt được cho cảnh sát, mỉm cười nhường đường cho người khác, không vứt rác bừa bãi và không bao giờ to tiếng nơi công cộng.
Rất nhiều câu chuyện hay về người Nhật rất đáng để chúng ta ngưỡng mộ và học tập. Cùng khám thêm nhiều câu chuyện tại Hoteljob.vn nhé.
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên