Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn nhân viên kế toán cần biết

Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong bộ máy hoạt động kinh doanh tại mỗi nhà hàng – khách sạn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán nhà hàng - khách sạn là tập hợp giá thành các dịch vụ bao gồm giá thành món ăn và giá thành dịch vụ phòng thông qua các phương pháp hạch toán. Vậy bạn có biết hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này!

hạch toán kế toán nhà hàng - khách sạn

Ảnh nguồn Internet

Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn thường sử dụng 2 phương pháp, đó là: phương pháp kê khai thường xuyên phương pháp kiểm kê định kỳ.

     1. Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán tài khoản 154

Thứ 1: Tập hợp chi phí 621

  • Căn cứ vào hóa đơn mua vào, Kế toán thực hiện công việc tính toán 152, 156 và hạch toán:

Nợ 152, 156

Nợ 133

Có 331,111,112,…

  • Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

Nợ 621

Có 152,111,112,…

  • Cuối kỳ kết chuyển vào 154:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.

Lưu ý: Nếu các khoản chi không có chứng từ, Kế toán lập các bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo mẫu có sẵn của Bộ Tài chính; đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.

Thứ 2: Tập hợp chi phí 622

  • Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp:

Nợ 622

Có 334

  • Kết chuyển chi phí 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

hạch toán kế toán nhà hàng - khách sạn

Ảnh nguồn Internet

Thứ 3: Tập hợp chi phí 627

  • Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao CCDC (chén, bát, ly, tách, bàn, ghế,…) và các chi phí khác tập hợp vào 627:

Nợ 627

Nợ 133 (nếu có)

Có 331,111,112,…

  • Cuối kỳ ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ (chi phí trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Thứ 4: Hạch toán 154

  • Tập hợp giá thành ghi:

Nợ 154

Có 621, 622, 627

  • Nếu xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ cho Bên mua ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154

  • Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:

Nợ TK 641, 642

Có TK 154

Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng dành cho nhân viên mới vào nghề

     2. Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháo kiểm kê định kỳ

Hạch toán 611:

  • Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn kho vào đầu kỳ kế toán (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (6111 – Mua NVL)

Có TK 152 – NVL

Có TK 153 – CCDC

  • Khi mua NVL, CCDC, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc NVL, CCDC mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (3311).

  • Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…

Có TK 611 – Mua hàng (6111)

  • Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, Kế toán phải xác định trị giá thực tế NVL tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trị giá thực tế NVL, CCDC xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.
  • Kết chuyển trị giá thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:

Nợ TK 152 – NVL

Nợ TK 153 – CCDC

Có TK 611 – Mua hàng (6111)

hạch toán kế toán nhà hàng - khách sạn

Ảnh nguồn Internet

Hạch toán 631:

  • Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ kế toán vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

  • Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

  • Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

  • Tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,…vào cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

  • Tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

  • Giá thành dịch vụ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

  • Sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:

Nợ TK 641, 642

Có TK 631


Trên đây là 2 phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn phổ biến và thông dụng nhất mà Hoteljob.vn tổng hợp được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo và cung cấp cho bạn những tài liệu hữu ích phục vụ cho công việc.

Xem thêm: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khách sạn và công việc cụ thể từng bộ phận​

Ms. Smile

Tags:
Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn nhân viên kế toán cần biết
4.4 (384 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN