Nhân viên Lễ Tân
- Hạn nộp: 25/04/2025
- Mức lương: Thỏa thuận
Thông tin cơ bản
Mô tả công việc
- Nhận ca làm việc
• Khi đến nhận ca làm việc, nhân viên lễ tân nhận sổ bàn giao công việc, gồm: đồ đạc, các công việc cần thực hiện trong ca, … của ca trước.
• Những thông tin công việc mà lễ tân ca trước bàn giao cho lễ tân ca sau phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trên giấy tờ để nhân viên dễ nhớ mà thực hiện.
2. Chuẩn bị mọi công việc sẵn sàng • Làm vệ sinh khu vực lễ tân
• Làm vệ sinh khu vực cửa ra vào và khu vực đón khách
• Làm sạch thực đơn mẫu và mở sẵn trang trọng, đặt vào vị trí quy định
• Bảo quản, quản lý các vật dụng làm việc tại khu vực lễ tân
• Họp đầu giờ với giám sát hoặc quản lý để nắm rõ tình hình kinh doanh trong ngày
3. Đón tiếp khách
• Chào đón khách ngay khi khách đặt chân vào nhà hàng và mỉm cười cám ơn mỗi khi khách ra về
• Cử chỉ, giọng nói lịch sự, niềm nở, lễ phép
• Hỏi rõ khách đi bao nhiêu người, đã đặt bàn chưa, muốn ngồi khu vực nào của nhà hàng,…
• Sắp xếp chỗ ngồi và hướng dẫn khách vào bàn
• Giới thiệu thực đơn nhà hàng, giải đáp mọi thắc mắc của khách
• Nắm rõ và đầy đủ thực đơn nhà hàng, ẩm thực đặt biệt nhất của nhà hàng
4. Quản lý đặt bàn
• Nhận thông tin đặt bàn của khách (trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua email)
• Tránh tình trạng để khách chờ quá lâu (thường thì không được quá 20p đối với phiếu ăn có món nướng)
• Nắm rõ tình trạng bàn để thông báo kịp thời cho khách
• Báo cáo tình hình đặt bàn cho giám sát hoặc quản lý vào đầu mỗi ca
5. Báo cáo và bàn giao công việc
• Vệ sinh khu vực lễ tân trước khi về
• Báo cáo với quản lý tất cả các sự cố xảy ra trong ngày tại nhà hàng
• Báo cáo tình hình khách ra vào nhà hàng
• Ghi sổ bàn giao công việc và tình trạng đặt bàn ngày tiếp theo cho ca sau
Quyền lợi được hưởng
Thử việc 2 tháng
2. Hỗ trợ 1 bữa ăn trong mỗi ca làm việc
3. Tiền thưởng, Típ được hưởng riêng
4. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng.
5. Du lịch hàng năm cho nhân viên.
6. Chế độ khen thưởng hàng quý, năm.
7. Chế độ tăng lương hàng năm.
8. Chế độ nhân viên tiêu biểu, xuất sắc hàng quý, năm.
9. Được training nghiệp vụ hàng quý để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
10. Được tạo điều kiện đi học thêm kiến thức, kỹ năng chuyên sâu cho công việc hiện tại.
Yêu cầu công việc
2. Có kinh nghiệm làm việc là một lợi thế
3. Có ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn): là một lợi thế
4. Làm việc theo ca/ xoay ca.
5. Hỗ trợ qua lại giữa chi nhánh chính và chi nhánh 2 (cách nhau 2KM)
6. Chăm chỉ, ngoan, biết học hỏi, lắng nghe, chịu khó.
Yêu cầu hồ sơ
1. Đơn xin việc
2. Sơ yếu lý lịch
3. Giấy khám sức khỏe (theo thông tư 14)
4. CCDC
5. Bằng cấp (nếu có)
6. Hình 3x4 (2 tấm, ghi rõ họ tên sau hình).
Lưu ý: Hồ sơ phỏng vấn sử dụng hồ sơ photo, Hồ sơ trúng tuyển nộp sau 3 ngày có công chứng dấu mộc.
Nộp hồ sơ ứng tuyển
Lưu ý: Bạn nên Tạo hồ sơ trực tuyến để Nhà tuyển dụng chủ động liên hệ tới bạn

Chấp nhận tập tin doc, docx, xls, xlsx, pdf, gif, jpg, png dung lượng không quá 10MB
Quy mô:
13 Lê Ngô Cát, Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh, Việt Nam
-
-
http://www.nhahangsonthuy.com
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt. Đặc điểm theo vùng miền, dân tộc của nhà Hàng Sơn Thủy Tuy có những nét chung nói trên, ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng, mặc dù trong từng vùng này ẩm thực của các tiểu vùng cũng thể hiện nét đặc trưng: Ẩm thực miền Bắc Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng. Ẩm thực miền Nam Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v. Ẩm thực miền Trung Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau. Ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ v.v. Ẩm thực Việt Nam trên thế giới Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác như Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt ngụ cư. Có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan và Nga. Các món ăn thuần Việt như phở, nem rán và các loại hương liệu đặc biệt như mắm tôm, rau húng rất phổ biến ở những vùng có đông người châu Á, trong đó có người Việt, sinh sống. Tuy nhiên ẩm thực Việt Nam tại các nước trên thế giới đã ít nhiều lai tạp với ẩm thực bản địa, hoặc đã gia giảm, thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của cộng đồng dân cư khắp thế giới.
Thông tin liên hệ
-
Mr. Hoàng - Tổng Quản Lý
-