Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao trước đại dịch?

Trong khi du lịch thế giới có dấu hiệu chững và suy giảm nhẹ thì du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng và phát triển liên tục qua các năm, thậm chí phát triển vượt bậc. Đến năm 2020 và đầu năm 2021, dù những con số thống kê không mấy ấn tượng nữa nhưng dấu ấn về một Việt Nam an toàn và thân thiện vẫn nhẹ nhàng len lỏi, ăn sâu vào tiềm thức du khách - cho thấy một năm du lịch tuy chật vật nhưng không phải không “thành công”.

-*-*-*-*-*-*-*-

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

“Năm… tiếp tục là một năm thắng lợi của Du lịch Việt Nam”“Du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc…”“Du lịch Việt Nam đón lượng khách kỷ lục năm…”, những tít bài như thế này từng đầy rẫy trên các mặt báo, tại hội nghị, hội thảo mỗi đợt tổng kết cuối năm. Và sự thật là ngành du lịch nước ta đúng là luôn đạt tốc độ tăng trưởng, phát triển ấn tượng trên bản đồ du lịch thế giới. Cụ thể:


Xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á về lượng khách quốc tế đến năm 2019


Trong khi khách du lịch quốc tế đến trên toàn cầu tăng trưởng chậm và có dấu hiệu bị chững lại (khi năm 2017 tăng 7,0% - năm 2018 giảm xuống 5,7% - năm 2019 chỉ tăng 3,8%) thì tình hình ở châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á và chi tiết hơn là ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng ổn định (năm 2019, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đón 360,6 triệu lượt khách quốc tế đến, chiếm 24,7% tổng lượng khách quốc tế toàn cầu, mức tăng trưởng đạt 3,7%) nhờ vào động lực từ khu vực Đông Nam Á (tăng 6,7%) và Nam Á (tăng 7,4%). Tại Việt Nam, có hơn 18 triệu lượt khách quốc tế đến trong năm 2019. Điều này giúp du lịch nước ta vượt qua Indonesia (16,1 triệu lượt) để vươn lên vị trí thứ 4 trong khu vực, chỉ sau Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?
Việt Nam vươn lên Top 4 quốc gia đón khách quốc tế đến đông nhất ASEAN

Là 6/10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới


Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế đến, tăng 16,2% so với năm 2018; trong đó 4 thị trường dẫn đầu vẫn tiếp tục là Trung Quốc (5,8 triệu lượt, +16,9%), Hàn Quốc (4,3 triệu lượt, +23,1%), Nhật Bản và Đài Loan.

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

 

Tính chung cả giai đoạn 2015-2019, lượng khách quốc tế tăng gấp 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt năm 2015 tăng lên trên 18 triệu lượt năm 2019, đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/ năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 (7,6%/ năm) và là mức cao hàng đầu thế giới theo báo cáo của UNWTO, trong khi mức tăng trưởng bình quân toàn cầu chỉ 3,8% và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 4,6%, xếp thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.

Ngoài ra, khách du lịch nội địa đạt 95 triệu lượt, tăng 6,3% so với năm 2018. Tổng thu từ du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), tăng 18,5% so với năm 2018, đóng góp 9,2% GDP vào nền kinh tế cả nước.


Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng liền 12 bậc


Không ngoa khi khẳng định “2019 là năm thành công nhất, phát triển nhất của du lịch Việt Nam” (tính đến thời điểm hiện tại), được thuyết phục qua những con số tăng trưởng đẹp, ấn tượng và kỷ lục. Điều đó giúp năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng đến 12 bậc trên bản đồ du lịch thế giới trong giai đoạn 2015-2019, từ 75/141 năm 2015 lên 67/136 năm 2017 và 63/140 năm 2019, nhờ vào các chỉ số cạnh tranh được đánh giá cao như: giá (22/140), tài nguyên văn hóa (29/140), tài nguyên từ nhiên (35/140). Ngoài ra, chỉ số yêu cầu về thị thực cũng thăng hạng mạnh mẽ, từ 116/136 năm 2017 lên 53/140 năm 2019.

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?


Liên tiếp được vinh danh ở nhiều hạng mục cấp khu vực và thế giới


Du lịch Việt Nam 2019 tiếp tục thắng lớn ở nhiều hạng mục giải thưởng quốc tế uy tín, tầm cỡ thế giới và khu vực, bao gồm:

- Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng (lần 1)

- Điểm đến golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng (lần 1)

- Điểm đến hàng đầu châu Á do World Travel Awards trao tặng (lần 2 liên tiếp)

- Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á do World Travel Awards trao tặng (lần 2 liên tiếp)

- Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á do World Travel Awards trao tặng (lần 1)

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

-*-*-*-*-*-*-*- 

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

Hoạt động du lịch toàn cầu đang sôi động là thế nhưng đột nhiên bị đe dọa và triệt tiêu suốt 1 năm qua bởi sự xuất hiện và bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19. 87,5 triệu ca mắc trên toàn thế giới và vẫn đang tăng chóng mặc từng s, trong đó gần 2 triệu người đã thiệt mạng, lây lan ra 218 quốc gia và vùng lãnh thổ (cập nhật đến sáng 7/1 theo giờ Việt Nam). Điều đáng nói là, tốc độ lây nhiễm vẫn vô cùng cao, nhiều quốc gia mất kiểm soát hoặc tái bùng phát dịch trở lại nên việc di chuyển tự do trong phạm vi đất nước sẽ cực kỳ khắt khe chứ chưa nói đến có nhu cầu và được phép đi du lịch. Do đó, có thể khẳng định, du lịch thế giới đang trải qua giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử phát triển, bắt đầu từ năm 2020 và chưa xác định được thời điểm chấm dứt để từng bước phục hồi và phát triển trở lại. Thống kê từ UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế đến trên toàn cầu năm 2020 giảm đến 1,1 tỷ lượt, tổng thu từ du lịch mất đi 1,1 nghìn tỷ đô, khoảng 100-120 triệu lao động ngành bị mất việc làm, giảm thu nhập…

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

-*-*-*-*-*-*-*-

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

Những tưởng du lịch Việt Nam năm 2020 vẫn trên đà hưng thịnh khi lượng khách quốc tế đến trong tháng 1 tiếp tục xác lập kỷ lục với 2 triệu lượt, tăng 16,6% so với tháng 12/2019 và tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2019. Ấy thế mà, sự sụt giảm dần xuất hiện qua tháng 2 khi chỉ còn đón chưa đến 1,3 triệu lượt, tháng 3 đạt 450 nghìn lượt (thấp kỷ lục trong một thập kỷ qua). Lý do khách quan, cũng chính là đả kích chính diện nhất chính là “Covid-19” - nỗi kinh hoàng của toàn thế giới. Việc đóng cửa biên giới hồi tháng 3 để ngăn chặn lây lan do dịch bệnh đồng nghĩa với việc Việt Nam nói “không” với du lịch quốc tế. Cùng với đó, du lịch trong nước tại nhiều khu vực, tỉnh thành nơi có dịch khởi phát cũng bị “đóng băng” hàng tháng liền để đảm bảo an toàn. Du lịch nội địa vì thế mà giảm sâu.

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

 

Thống kê cho thấy, tính chung cả năm 2020, Việt Nam chỉ đón khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế (-79,5% so với năm 2019), 56 triệu lượt khách nội địa (-34,1%), tổng thu đạt 312 nghìn tỷ đồng (-58,7%, tương đương giảm 19 tỷ USD), 40-60% lao động ngành bị mất việc làm, giảm ngày công, giảm thu nhập, 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải ngừng hoạt động, nhiều khách sạn đóng cửa, công suất sử dụng phòng chỉ đạt 10-15%, có thời điểm về 0… tổn thất chung lên toàn ngành là vô cùng nặng nề.

Nỗ lực đạt được mục tiêu kép: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, phục hồi và phát triển ngành du lịch là một trong những chiến lược đi đầu. Đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá cao trong cuộc chiến chống Covid-19. Bằng chứng là với 1.505 ca ghi nhận nhiễm dịch thì có đến 1.353 ca đã bình phục và chỉ có 35 số ca tử vong (chủ yếu là người cao tuổi có nhiều bệnh nền nặng); ngoài ra, số đông người mắc là công dân Việt Nam được nhập cảnh về nước, được cách ly ngay nên khả năng lây nhiễm trong cộng đồng không cao; còn lại chỉ có 693 ca lây nhiễm trong nước (số liệu thống kê tính đến sang 7/1).

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

 

Như vậy, so với cảnh lao đao hiện xảy đến với nhiều quốc gia trên thế giới, người dân Việt Nam có phần “dễ thở” hơn vì được đi lại tự do ở vùng an toàn (khuyến cáo đeo khẩu trang và sát khuẩn tay để đảm bảo an toàn và hạn chế lây nhiễm nếu có) – được khuyến khích đi du lịch theo phương châm “người Việt Nam ưu tiên đi du lịch Việt Nam” – được vui chơi, giải trí có kiểm soát, đón lễ hội và tận hưởng nhiều khoảnh khoắc vui vẻ cùng nhau…

Đấy là chưa kể số ít khách quốc tế, những người lưu trú dài ngày và còn hạn visa, cũng tự nhận mình may mắn hơn vì được “mắc kẹt” tại đất nước hình chữ S hạnh phúc và thiện lành mà không phải bất kì một nơi xa lạ, khủng hoảng nào khác. Với họ, Việt Nam là nhà, là nơi để đến thứ 2, sau quê hương họ. Tại đây, họ cảm thấy mình được tự do và thoải mái.

Có dịp hỏi thăm tình hình hiện tại và sức khỏe của những người ngoại quốc hiện sống tại Việt Nam mới thấy họ yêu mến và biết ơn ra sao khi được ở lại đây trong bối cảnh cả thế giới đang lo sợ mất an toàn vì dịch bệnh, thậm chí nhiều người “không chịu về” nếu có chuyến bay.

”Ở Việt Nam, ít nhất chúng tôi được an toàn - có thể làm được nhiều điều thay vì nhốt mình trong nhà vì dịch bệnh. Đôi lúc thậm chí tôi đã quên mất thế giới ngoài kia đang có chuyện gì cho đến khi facetime nói chuyện với bạn mình ở các nước khác” – chị Maria chia sẻ sự may mắn vì được ở Việt Nam trong khi mẹ, bố và nhiều bạn bè của chị đang cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng vì sợ nhiễm virus corona.

“Tôi hiểu rằng dù có ở nhà dịp này thì cũng không thể ra ngoài đón năm mới như mọi năm. Vì Covid, nhiều người trên thế giới đã không thể về thăm cha mẹ của mình. Nhưng ở Việt Nam, tuy không có gia đình nhưng tôi biết mình may mắn được ở tình trạng tốt nhất rồi” – David, du khách Nga chia sẻ sau hơn 6 tháng bị mắc kẹt tại Quảng Ninh.

“Ai bảo với bạn là tôi bị mắc kẹt. Ừ thì có thể đúng nhưng phải là được mắc kẹt. Tôi cảm thấy mình may mắn và thực sự rất biết ơn vì đất nước bạn đã cho phép tôi được ở lại. Nơi đây vô cùng xinh đẹp, thân thiện và đặc biệt rất rất an toàn”

“Tôi vẫn được đi đây đó để du lịch mà. Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nhiều nơi xinh đẹp và an toàn lắm.”

“Thật may mắn, vì đó là Việt Nam!”

“Tôi chọn ở lại đấy. Ở đây đáng yêu lắm. Lại nhiều cảnh đẹp, con người tuyệt vời!”

“Tôi kẹt ở đây 6 tháng và giờ tôi có thể qua đường khi có cả 100 chiếc xe lớn nhỏ đang bon bon trước mặt được rồi”

“Tôi còn chẳng có kế hoạch về nước. Ai muốn đi thì cứ đi. Làm gì có gì để mà phàn nàn về đất nước này cơ chứ”

“Chúng tôi đã bay từ TP.HCM ra Hội An để tham gia siêu tuần chợ phiên làng chài Tân Thành dịp Noel và Tết Dương lịch 2021 qua lời rủ rê của một người bạn đang lưu trú dài hạn tại Villa gần đó. Quả thật, nơi ấy như chưa từng có Covid! Chủ nhà và khách, người địa phương cùng họp chợ, trao đổi đồ, ăn uống ẩm thực đặc trưng và quây quần quanh lửa trại đếm ngược thời khắc chuyển giao đặc biệt”

Du lịch Việt Nam hưng thịnh ra sao  trước đại dịch?

 

Những chia sẻ ấm lòng này ngay lập tức được share đi khắp các diễn đàn, hội nhóm du lịch, nhóm dành cho người nước ngoài từng đến Việt Nam... Từ đó, hình ảnh về một đất nước nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, quật cường, an toàn và thân thiện hiện rõ hơn bao giờ hết. Không cần hô hào khẩu hiệu, chẳng cần tung hô màu mè, du lịch Việt cứ thế chiếm trọn cảm tình của du khách quốc tế. Nhiều người cho hay đang lên kế hoạch đến Việt Nam khám phá ngay khi có thể!

-*-*-*-*-*-*-*-

Dẫu trải qua “cú đánh bồi” của Covid-19 và vẫn đang thấp thỏm lo sợ nhưng du lịch Việt Nam vẫn từng bước khẳng định khả năng “chịu đựng” trước “bão”, sẵn sàng vực dậy sau nhiều cơn “thập tử nhất sinh”. Hơn ai hết, người dân cả nước tin, dân ngành du lịch - khách sạn tin: rồi Du lịch sẽ phục hồi và hưng thịnh như xưa…

Viết bài & Ảnh: Hồng Thy,

(Số liệu tham khảo từ ấn phẩm

"Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019"

của Tổng cục Du lịch)

 

Hoteljob
08.01.2021

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI ĐỌC

BÌNH LUẬN BÀI ĐỌC