MỤC LỤC
Theo bạn, nên đặt tên chung gì cho ngành dịch vụ? Một câu trả lời tham khảo sẽ có trong phần “chuyện vui - chuyện cười”, mời bạn theo dõi nhé!
► Chuyện vui - chuyện cười
Đi làm chỗ nào mà cũng gặp sếp như này thì “tuyệt cú mèo”:
“Khoe lộc đầu tháng cho anh em. Chúc mọi người tháng 10 may mắn nhen!”
Tiếp nữa, “của khách tặng cái gì cũng quý giá”:
Đố bạn, tên chung của ngành dịch vụ là gì?
Một câu trả lời tham khảo là đây:
Khách nào dám hó hé?
Cái cớ để đi bộ qua đó quài là đây:
► Chuyện mếu
Hẳn bạn đã từng trằn trọc kiểu này - nên sẽ ước gì đi ngang qua máy chấm công, nó tự nhận diện mặt mình nhỉ?
Có ai bị như bạn này chưa?
Mếu với khách không trả giá được chuyển sang chế độ “trù dập”...
► Chuyện hay
“Năm 18 tuổi đi phục vụ bàn ở nhà hàng trong phố cổ. 100% khách nước ngoài. Khả năng tiếng anh cực ổn nên 1 mình cân cả nhà hàng trong 1 tháng đầu. Mọi công việc từ cashier, waiter, cho đến chef hay steward mình đều làm. Khách đông thì chạy sấp mặt, cuối ngày cùng team bếp chia tip. Dù ít dù nhiều vẫn rất vui. Anh em support nhau rất nhiệt tình. Anh owner cũng khá nice và cho tụi mình toàn quyền xử lý.
Hồi đó khách du lịch chủ yếu là châu Âu và châu Mỹ, một số khách Trung và một ít khách Hàn Nhật. Khách Âu, Mỹ thì rất tốt. Ăn uống sạch sẽ, thân thiện nếu mình lúc nào cũng cười với họ. Có một lần, chú người Pháp vào nhà hàng 1 mình. Mình serve từ đầu đến cuối. Chạy bàn này bàn kia, nhưng cứ đi ngang qua là lại hỏi "Is it ok?" "Do you have any require?". Mặt chú đó kiểu rất nghiêm nghị. Lúc thanh toán thì búng tay gọi mình ra riêng 1 góc r tặng cái móc khóa hình tháp Eiffel siêu đẹp (dọn nhà lạc mất tiêu rồi). Lần khác có gia đình Trung gồm 4 người lớn, 2 trẻ nhỏ. Ban đầu đi vào rất ồn ào, đến lúc order cũng ồn ào. Lúc đấy mình mới nhẹ giọng nói với người chồng, thanh niên duy nhất biết tiếng anh. "Sorry sir but please just keep quiet. The customer next to you are sick now. And can you help me a little bit by keeping quiet please. We are so sorry bcuz of this inconvenient". Thế là đại gia đình ăn uống trong sự im lặng. Khi thanh toán mình còn tặng cho một ít chuối sấy để tỏ sự cảm ơn chân thành của mình vì cái sự giữ im lặng của khách. Sau đó mình tiếp tục sự nghiệp đèn sách, tạm biệt nhà hàng mình giã từ sự nghiệp serving. Đấy ai bảo khách Trung không biết điều chỉ biết phá là giỏi. Đánh vào sự cảm thông, họ biết điều ngay.
Sau 4 năm, cái nghiệp lại vận vào thân. Nhưng lúc này vị trí của mình cao hơn. Butler kiêm quản lý căn hộ cho thuê. Khách hàng của mình đa phần là giới thượng lưu. Chắc các bạn nghĩ có tiền là auto hãm đúng không? Trong suốt thời gian làm butler, mình chưa một lần phải hạ mình xin lỗi khách vì cái sự hãm của khách. Mình có thể đóng vai trò vú em, trông con hộ khách. Có thể là bạn, ngồi nghe khách tâm sự. Đóng rất nhiều vai nhưng chưa một lần bị khách bắt nạt. Có nhiều lần còn được khách offer về làm cho khách nhưng mình đều từ chối trong vui vẻ. Lý do mình không gặp rắc rối từ khách rất đơn giản, luôn trao đổi chính sách của bên mình với khách, càng detail càng tốt để khi có sự cố phát sinh, khách không thể nào ăn vạ được. Thứ 2, luôn có giới hạn cho những đòi hỏi từ khách. Biết nói không đúng lúc đúng thời điểm. Biết phân biệt đâu là quyền lợi, đâu là nghĩa vụ.
Mà để biết được những điều này, việc đầu tiên là đọc nhiều sách, bổ sung kiến thức và kỹ năng. Chỉ cần có kiến thức thì sẽ phân loại được khách, chọn đúng thái độ để phục vụ. Khách chỉ nhiễu sự và kiếm chuyện với người mà họ cảm thấy dễ bắt nạt. Nếu bạn đúng thì cứ thể hiện quan điểm ngay từ đầu. Còn nếu không phân biệt được mình đúng hay sai, đọc sách nhiều thêm nữa. Cách ăn nói cũng là một yếu tố để khách khó bắt nạt được bạn. Luyện tập nói chuyện một cách ngắn gọn, uyển chuyển nhưng vẫn truyền đạt đủ thông tin đến khách. Và đặt biệt phải biết rào đón. Rào hết lại để khách không có cơ hội phản dame.
Đúc kết từ những công việc đó mình nhận ra kiến thức rất quan trọng. Kiến thức tốt sẽ giúp mình xử lý tình huống khéo léo và uyển chuyển hơn. Thái độ chính là tấm gương phản chiếu kiến thức một cách rõ ràng nhất. Tại sao người khác có thể làm GM, Sup, Duty, hay manager? Người ta hơn bạn chỉ ở kiến thức và thái độ thôi. Kiến thức nhiều hơn để xử lý những vấn đề mà bạn không thể xử được.
Chốt lại câu chuyện, để có thể lên một vị trí cao hơn bạn cần có một kiến thức đủ rộng và sâu. Học hỏi từ sách vở, khách hàng, đồng nghiệp, và cấp trên là điều chắc chắn. Nếu bạn không muốn nghe câu "không học ra làm bồi bàn" thì hãy thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Làm một con người tích cực sẽ thoải mái hơn việc lúc nào cũng hơn thua với khách hoặc đồng nghiệp đúng không?”. (Chia sẻ của Moon Jane - từ Nghề khách sạn - Tâm sự)
► Chuyện cần tư vấn
Và đây là lời khuyên từ anh em:
Cộng đồng đã “mách nước” thế này:
Có nên xin nghỉ việc trước không nhỉ?
► Chuyện 8
Tám chút nè, khách sạn bạn làm việc có quy định lễ tân không được nhuộm tóc không?
► Nhiều chuyện
Từ việc một nhà hàng được xây dựng trái phép, làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên vốn có trên đèo Mã Pí Lèng - dân mạng đã nhanh chóng nghĩ đến viễn cảnh xa hơn:
► Tranh hài nghề khách sạn
Kết hợp lại thì có khác gì vận động viên không cơ chứ?
Có thể bạn chưa xem: Điều vô lý nhất mà thượng đế yêu cầu bạn là gì?
Ms. Smile
(Tổng hợp từ nguồn Group Nghề khách sạn - Tâm sự, Fanpage Nghề khách sạn)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên