Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”? 

Hầu như người lao động nào đi làm cũng mong chờ đến ngày nhận lương để chi tiêu cho nhiều nhu cầu cá nhân, nào là ăn uống - đổ xăng - đám cưới - sinh nhật - gửi biếu bố mẹ… ấy thế mà không ít nhân sự nghề rơi vào tình cảnh bị giữ lương - hay còn gọi là “giam lương”.

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”

Bạn từng bị chủ giữ lương không trả?

► “Giam lương” - chuyện không hiếm gặp

Nói về chủ đề bị chủ giữ lương trên Group Nghề khách sạn - Tâm sự, không ít nhân sự nghề đã thành thật chia sẻ tình cảnh của mình:

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”

Như chia sẻ của các bạn trên đây thì nhân sự nghề không chỉ bị giữ lương trong thời gian làm việc mà khi nghỉ việc cũng không được nhận hết số tiền lương của mình.


► Các hình thức giữ lương của chủ khách sạn - nhà hàng

Thực tế, các chủ khách sạn - nhà hàng sẽ giữ lương nhân viên dưới các hình thức sau:

- Không trả lương đúng hạn (đến tháng 10 - mới trả lương tháng 8)

- Trả thấp hơn mức lương đã thỏa thuận với người lao động, giữ lại một phần lương.

- Trả không đúng hạn hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động…

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”

Không trả lương đúng hạn là hình thức giữ lương phổ biến


► Vì sao khách sạn - nhà hàng giữ lương nhân viên?

Về lý do “giam lương” nhân viên của chủ khách sạn - nhà hàng, có thể là vì:

• Sợ nhân viên nghỉ việc, giam lương để giữ chân nhân viên tiếp tục làm việc.

• Ưu tiên sử dụng tiền để đầu tư cho công trình, dự án khác.

• Vào mùa thấp điểm du lịch, gặp khó khăn về doanh thu - lợi nhuận...


► Quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp giữ lương của người lao động

- Trường hợp giữ lương trong thời gian làm việc:

 

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”

 

- Trường hợp giữ lương khi người lao động nghỉ việc:

 

Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”


► Nhân sự nghề nên làm gì khi bị giam lương?

Vì lý do bất khả kháng nào đó hoặc trong tình cảnh khó khăn, chủ khách sạn - nhà hàng có thể thông báo trước việc trả lương trễ cho nhân viên - nhưng cần có thời hạn nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng giữ lương xảy ra thường xuyên thì nhân sự nghề cần có hành động cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Trường hợp bị giữ lương trong quá trình làm việc hay đã xin nghỉ việc đúng luật - đầu tiên, bạn cần làm việc, nói chuyện trực tiếp với chủ khách sạn hoặc người phụ trách giải quyết tiền lương về nguyện vọng được nhận đúng và đủ mức lương theo thỏa thuận - dẫn ra các quy định của pháp luật nếu NSDLĐ có hành vi “giam lương”. Nếu không thể đi đến một cam kết hay hành động cụ thể nào, bạn có thể làm đơn gửi đến Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội Quận/ Huyện, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn - họ sẽ cử hòa giải viên lao động giải quyết. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp Quận/ Huyện/ Thị xã để yêu cầu đòi lại tiền lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. (Liên hệ tư vấn, miễn phí hỏi đáp đơn giản với Luật sư Ngọc Lan: Tại đây)

Tuy nhiên, nếu bạn không ký hợp đồng lao động thì phải có giấy tờ chứng minh đã làm việc cho khách sạn - nhà hàng đó, như bản tường trình mình đã làm việc cho họ và xin chữ ký xác nhận làm chứng của những nhân viên cùng làm việc với bạn ở đó. Ở vị thế là người chịu thiệt thòi, bị chèn ép - bạn sẽ được pháp luật bảo vệ. 


Để không rơi vào tình cảnh bị chủ giữ lương, nhân sự nghề - khi phỏng vấn xin việc cần tìm hiểu kỹ về nơi mình sắp làm việc, thỏa thuận về thời hạn nhận lương kèm mức lương chi tiết - rõ ràng trên hợp đồng lao động để làm căn cứ bảo vệ mình. Chẳng may trong quá trình làm việc sau này mới xảy ra chuyện “giam lương”, bạn cần sớm có hành động quyết liệt và tìm cho mình một môi trường tốt hơn.

Ms.Smile ​

Tags: Tips
Nhân sự nghề khách sạn nên làm gì khi bị “giam lương”? 
4.2 (362 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN