MỤC LỤC
Trước ảnh hưởng nặng nề từ 4 lần bùng phát dịch, ngành du lịch “ốm nặng” - hàng trăm khách sạn đủ quy mô bất lực đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc và rao bán gấp vì không thể cầm cự thêm nữa. Tuy nhiên, qua nhiều tháng định giá, vẫn chưa có nhiều cuộc giao dịch thành công…
Khách sạn trăm tỷ rao bán khắp nơi
Từ nỗ lực giảm giờ làm, cắt giảm nhân viên để tiết kiệm chi phí cho đến tạm ngưng hoạt động chờ dịch lắng, nhiều cơ sở kinh doanh doanh vụ du lịch - lưu trú trên cả nước dần kiệt quệ. Thử đến Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng hay Hạ Long, Nha Trang… vốn là những điểm du lịch - nghỉ dưỡng sôi nổi bật nhất, giờ lại dễ dàng bắt gặp tấm biển “bán khách sạn”, “cho thuê mặt bằng” phía trước, đủ quy mô và hạng mức giá.
→Một khách sạn chuẩn 4 sao, quy mô phòng khu vực trung tâm TP.Nha Trang rao bán 245 tỷ đồng, đã chịu lỗ so với số vốn ban đầu bỏ ra rất nhiều.
→Một loạt các khách sạn quy mô 50-100 phòng với vị trí tại những trục đường sầm uất nhất quận 1, TP.HCM như Phạm Hồng Thái, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Siêu… rao bán gấp với giá khoảng 150-800 tỷ đồng, có khách sạn 4 sao đường Lý Tự Trọng quy mô 120 phòng bán mức 980 tỷ.
→Hay khá nhiều nơi quy mô dưới 30 phòng nhưng vẫn rao bán mức trên 200 tỷ vì cho rằng vị trí đẹp, tình trạng khách sạn tốt.
“Khách sạn của tôi thậm chí chỉ vừa hoàn thiện, có kế hoạch kinh doanh vào cuối năm 2019 thì lại rơi đúng đợt bùng dịch Covid-19 đầu tiên khiến mọi thứ đình trệ. Đến hy vọng dịch đầu sớm qua để chuẩn bị đón khách kéo lại vào dịp hè 2020, rồi sang 2021 cũng bất thành. Giờ 18 tỷ vay mượn gia đình và ngân hàng chưa biết xoay trả thế nào. Tình huống xấu nhất chắc phải rao bán khách sạn để trả nợ, vì tài chính đã kiệt quệ từ lâu.” – một chủ khách sạn tại phường Hùng Thắng, TP.Hạ Long bất lực cho hay.
Nhìn chung, giá bán hiện tại đã giảm 20-30% so với năm 2019, thời điểm hoàng kim của bất động sản khách sạn. Tuy nhiên, thực tế vẫn rất khó bán, ít người mua vì dễ gì có ai mạo hiểm bỏ ra số tiền lớn để đầu tư khách sạn dịp này, khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, dịch Covid-19 khiến nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú phải ngưng hoạt động, đóng cửa hoặc chỉ duy trì mức 5-7% công suất phòng (chủ yếu vào cuối tuần, gần 13.000 lao động trong ngành bị ảnh hưởng trực tiếp: giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, nghỉ không lương, mất việc…
Tại Khánh Hòa, trong số 125 khách sạn quy mô 3-5 sao thì đã có trên 100 khách sạn xin tạm ngưng hoạt động vì vắng khách. Được biết, quyết định này nhằm giảm chi phí, cắt lỗ và đợi thị trường du lịch ấm dần lên để hoạt động trở lại, số ít khác chờ sang tên đổi chủ.
Ở Đà Nẵng, hàng nghìn nhà nghỉ, khách sạn dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hà Bổng hay Võ Nguyên Giáp, Hồ Xuân Hương cũng chịu cảnh tương tự nhiều tháng qua.
Ai rao bán khách sạn mùa dịch - Tại sao bán?
Thực tế cho thấy, ngành du lịch - khách sạn hiện “hấp hối”. Các cơ sở lưu trú hoặc đón khách cách ly, hoặc phục vụ số lượng ít khách nội; còn lại phần nhiều đóng cửa. Và trong hàng trăm cơ sở ngưng hoạt động, có nơi rao bán, nơi không.
Theo Chủ tịch Sohovietnam, chuyên gia môi giới bất động sản, cho biết có 2 nhóm chính khi phân luồng đối tượng kinh doanh khách sạn ở thời điểm hiện tại.
→Một là các chủ đầu tư lớn hoặc cá nhân có tài chính dồi dào và vững mạnh. Họ sở hữu một hoặc nhiều khách sạn và không chịu áp lực quá lớn về dòng tiền. Ở giai đoạn khủng hoảng vì dịch, nhóm này chọn cách tạm thời đóng cửa khách sạn để giảm tối đa chi phí, chỉ giữ lại và trả lương cho các nhân sự cứng, cùng với chi phí bảo trì để sẵn sàng quay lại kinh doanh khi tình hình ổn.
→Hai là những người vay nợ (nhiều hoặc rất nhiều) để mua, xây mới và kinh doanh khách sạn. Nhóm này chịu sức ép cực lớn về tài chính khi hoạt động bán phòng ngưng trệ, không có nguồn thu mùa dịch. Vậy nên, hầu hết có nhu cầu bán gấp để thanh lý tài sản, trả nợ ngân hàng, hạn chế lỗ nặng.
Nhưng… bán có dễ?
Bỏ qua nhóm thứ nhất, vì họ gần như không gặp khủng hoảng lớn từ “sự cố” dịch bệnh. Với nhóm thứ hai, rao thì đã rao nhưng không phải khách sạn nào cũng chốt đơn thành công. Một số xảy ra “giằng co”, kì kèo giữa người bán và người mua - Số khác không phát sinh cuộc gọi vì thanh lý giá trên trời.
Trong khi hầu hết khách mua là người Việt tìm các khách sạn dưới 100 tỷ đồng, có vị trí tốt, chất lượng xây dựng đạt chuẩn và đắn đo nhiều khi chi số tiền lớn cho quyết định đầy rủi ro trong tình thế ngành du lịch đang gặp khó khăn - Thì ở chiều ngược lại, với người bán, rao bán nhưng do dự. Có người giữ tâm lý dịch có thể sẽ sớm được kiểm soát nên vừa rao vừa đợi kinh doanh lại; người lại “tiếc của”, lo lỗ vốn nặng nếu bán giá quá rẻ. Thanh lý “hàng” (khách sạn) ở giai đoạn khủng hoảng, tài chính eo hẹp nhưng rao giá cao ngất: liệu có khả thi? - Một vài giao dịch thành công tại Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang trong khi ở Hạ Long, Tp.HCM lại ảm đạm.
Được biết, cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đề ra 4 tiêu chí chính sau đây để tìm kiếm và ra quyết định mua khách sạn hay không:
→Một là, nhiều nhà đầu tư tin rằng đây là thời điểm thích hợp để mua và sáp nhập các tài sản khách sạn. Tuy nhiên, phần đa người mua nước ngoài cảm thấy sốc vì giá bán tại Việt Nam thiếu hợp lý trong khi lợi nhuận khi vận hành lại rất thấp.
→Hai là, các nhà đầu tư đang tìm kiếm các khách sạn tại những thị trường năng động hoặc tiềm năng như Hải Phòng, Hà Nội, Tp.HCM, số khác là Quy Nhơn, Đà Lạt…
→Ba là, phần lớn các khách sạn đang được tìm mua phải có quy mô, thường hơn 80 phòng, giá khoảng 20-100 triệu USD, số khác cũng tìm các tài sản lên đến 150-200 triệu USD.
→Bốn là, việc ra quyết định mua hay bán tài sản cần bao quát tiềm năng cho cả thị trường khu vực chứ không chỉ tập trung vào riêng thị trường Việt Nam. Do đó, cả 2 bên đều nên đặt mình vào vị trí của nhau để đàm phán nếu thực sự muốn bán - mua khách sạn.
Chuyện kẻ rao bán - người tìm mua khách sạn xưa nay không hiếm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, mọi quyết định cần được cân nhắc kỹ…
(Theo Zing news)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên